Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

279- MỠ

279- MỠ
[img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3.../Mo-Sapa-1.jpg[/img] [img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3...Mo-Sa-pa-2.jpg[/img] [img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3.../Mo-Sapa-3.jpg[/img]
Mỡ Sapa 
Manglietia sapaensis
    Mỡ lông dàyManglietia crassifolia
MỠ
Em là Mỡ ở Sa Pa Là loài đặc hữu nước nhà Việt đây Em cùng chị Mỡ lông dày Mới được phát hiện chưa đầy hai năm. BXP
Sưu tập Mỡ, thuộc chi Manglietia Mỡ, tông Magnolieae, Phân họ Magnolioideae (Mộc lan), Họ Magnoliaceae (họ Mộc lan), Bộ Magnoliales Mộc lan
Có hai loài mới phát hiện: Mỡ Sapatên khoa họcManglietia sapaensis. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Năm 2010, chúng được phát hiện trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
+ Mỡ lông dàytên khoa họcManglietia crassifolia.Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Năm 2011, chúng được phát hiện trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Mỡ lông dày là loại cây có chiều cao từ 8 tới 15 m, đường kính thân khoảng 20 cm. Hoa của chúng có kích thước lớn, màu trắng và tỏa ra mùi thơm quyến rũ nên rất có tiềm năng trong ngành lâm nghiệp đô thị. Ông Vũ Quang Nam, nhà thực vật học của Đại học Lâm nghiệp, cho biết, ông cùng hai nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy cây Mỡ lông dày Manglietia crassifolia trong Vườn quốc gia Hoàng Liên. Khu vực mà nhóm chuyên gia tìm thấy cây Mỡ lông dày thuộc địa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Phát hiện của ba chuyên gia đã được đăng trên BioOne,một tạp chí khoa học chuyên ngành khá nổi tiếng tại Mỹ.
Trước đó vào năm ngoái, nhà thực vật học Vũ Quang Nam cùng một đồng nghiệp người Trung Quốc cũng phát hiện một loài cây mới có tên Mỡ Sapa Manglietia sapaensis trong Vườn quốc gia Hoàng Liên. Phát hiện này được công bố trên tạp chí sinh học Nordictại Thụy Điển.

278- CÂY ÁO CỘC

278- CÂY ÁO CỘC
[img]http://www.vncreatures.net/pictures/plant/3121.JPG[/img]
[img]http://www.vncreatures.net/pictures/plant/3121_1s.jpg[/img]
[img]http://www.vncreatures.net/pictures/plant/3121_2s.jpg[/img]
Cây Áo cộc Liriodendron chinense
CÂY ÁO CỘC
Lá dạng lạ mang hình áo cộc,
Cánh hoa vàng, đơn độc, đầu cành
Thọ cao, mạnh sức tái sanh
Nguồn gen quí hiếm, đã thành bậc tê. (Bậc T)
BXP
Sưu tập
Cây Áo cộctên khoa họcLiriodendron chinense(Hemsl.) Sarg, 1903(đồng nghĩa Liriodendron tulipifera L. var. chinense Hemsl, 1886)Chi Liriodendron,Phân họ Liriodendroidae, Họ Mộc lan Magnoliaceae,Bộ Mộc lan Magnoliales
Cây gỗ to rụng lá, cao tới 40 m, đường kính thân đến 0,9 - 1 m. phiến lá hình áo cộc, dài 10 - 18cm, rộng 11 - 19cm, cuống lá dài 7 - 14cm. Hoa đơn độc, mọc ở đầu cành, dài 5cm, có 3 lá dài màu lục, 6 cánh hoa màu vàng, gốc tía. Nhị và lá noãn nhiều, xếp lợp. Quả hình cọc sợi, dài 7 - 9cm, do nhiều quả cứng nhỏ có cánh tạo thành, trong mỗi quả nhỏ có 1 - 2 hạt.
Mùa hoa tháng 6 - 7, mùa quả chín tháng 9 - 10. Cây tái sinh bằng hạt và chồi.
Mọc rải rác ở độ cao khaỏng 1500 - 1700 m, trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở thung lũng, khe suối hay chân núi. Cây mọc nhanh, tuổi thọ cao.
Cây có ở Trung Quốc, ở Việt Nam mới chỉ gặp ở Sapa Lào Cai.
Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Gỗ dùng để xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. vỏ cây có tác dụng trừ bệnh phong thấp. Lá có hình dạng lạ nên có thể trồng làm cây cảnh.
Tình trạng: Mức độ bị đe dọa: Bậc T.

277- NHỤC ĐẬU KHẤU

277- NHỤC ĐẬU KHẤU


NHỤC ĐẬU KHẤU
Mầu trắng vàng, hoa đơn khác gốc
Áo hạt em gọi Nhục quả y
Bột hạt nấu cháo....đê mê
Nửa gram thôi..., nếu quá thì...nguy to!
BXP
Sưu tập
Nhục đậu khấutên khoa học Myristica fragrans Houtt,chi Myristica,Họ Myristicaceae Nhục đậu khấu, Bộ Magnoliales Mộc lan
Nhục đậu khấucòn gọi nhục quả, ngọc quả. Cây to, cao 8-10m, thân nhẵn, cành có vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình bầu dục, hoặc hình mác, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rất rõ.Hoa khác đơn tính khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê. Hạt có vỏ dày, cứng, nội nhũ bị gặm sâu và bao bởi một áo hạt xẻ tua màu hồng. 
Cây có nguồn gốc từ các đảo Ceram. Ở Việt Nam, cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Nam.Trồng được 7 năm thì có quả. Cây cho quả trong vòng 60-70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần vào tháng 5-6 và 11-12. Sau khi hái quả, bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô, dùng làm thuốc với tên là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80o cho đến khi lắc nghe tiếng lọc sọc thì có thể đem đập lấy nhân sao nóng, ép bỏ dầu hoặc tán hạt thành bột, gói vào giấy bản rồi ép bỏ dầu.Khi dùng, lấy 0,25-0,50g bột nhục đậu khấu ninh nhừ với cháo, ăn trong ngày. Cháo nhục đậu khấu có mùi thơm đặc trưng và vị ngon hấp dẫn. Có thể dùng bột hạt pha trà hoặc cho vào nước giải khát mà uống.
Theo các tài liệu cổ của y học Trung Quốc, nhục đậu khấu được dùng rất phổ biến làm hương liệu, gia vị và đặc biệt thuốc kích dục, tăng cường khả năng sinh lý và sự hưng phấn của phụ nữ. Họ gọi nhục đậu khấu là “Gia vị tình yêu” hay “Viagra cho nữ giới”.
Hạt nhục đậu khấu là một loại thuốc hallucinigenic, thường xuyên được sử dụng để làm hương vị cho những loại bánh như bánh trứng, bánh trái cây. Nó cũng là một loại thuốc độc giết người. Chỉ cần ăn 2 gram hạt nhục đậu khấu, bạn sẽ cảm thấy giống như đã uống thuốc kích thích amphetamines, gây buồn nôn, sốt và đau đầu.Ăn 7,5 gram sẽ gây co giật, ăn 10 gram sẽ gây ảo giác. Ăn một hạt có thể gây loạn tâm thần, giống như cái chết sắp đến, rối loạn và kích động. Đã có 2 trường hợp tử vong vì hạt nhục đậu khấu.

276- CÂY MÁU CHÓ
























MÁU CHÓ


Nhựa mầu đỏ nên tên Máu chó
Thân thẳng nâu, thịt vỏ trắng hồng
Hoa đơn, quả chín nứt dòng
Gỗ làm trụ mỏ, đồ trong gia đình.

BXP

Sưu tập

Máu chó - Knema globularia, chi Knema, Họ Myristicaceae Nhục đậu khấu, Bộ Magnoliales Mộc lan

Mô tả: Cây nhỡ cao tới 10m, có các nhánh non phủ một lớp lông mềm màu hung đỏ, cành già nhẵn, có khía. Lá dạng màng, thuôn ngọn giáo, có mép nguyên, mặt trên bóng nhẵn, có gân lông chim với 11-15 đôi gân phụ nổi rõ. Cum hoa ở nách lá, có lông mịn màu đo đỏ. Quả hình trứng, hình cầu hay gần như bầu dục, khi chín nhẵn, vỏ quả mỏng, áo hạt nguyên hay hơi xẻ ở đỉnh. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.
Mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 1-2 năm sau.
Nơi mọc: Cây máu chó mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Công dụng: Vị chát, hơi the, tính ấm. Thường phối hợp với các loại thuốc khác làm thuốc chữa ghẻ, ngứa, lở, hắc lào.

2- NHÁNH MAGNOLIIDS 4 bộ


2- NHÁNH MAGNOLIIDS 4 bộ
1-bộ Canellales Bạch quế bì
2-bộ Laurales Long não, Nguyệt quế
3-bộ Magnoliales Mộc lan
4-bộ Piperales Hồ tiêu
1-Bộ Canellales Bạch quế bì

Bộ Canellales bao gồm hai họ Bạch quế bì (Canellaceae) và Lâm tiên (Winteraceae), là những họ trong nhóm thưc vậthạt kín nguyên thủy nhất.
Họ Bạch quế bì (Canellaceae) có 6 chi - 16 loài, là các thực vật thường xanh có hương thơm, chủ yếu là cây thân gỗ và rất ít dạng cây bụi, chúng sản xuất ra các loại tinh dầu. Họ này được tìm thấy tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới của châu Phi và Tân thế giới, bao gồm Nam Mỹ, Tây Ấn và Florida, Đông Phi và Madagascar.
Họ Lâm tiên (Winteraceae) chứa 5 chi với 60-90 loài bao gồm các loại cây gỗ và cây bụi thường xanh sinh sống tại khu vực miền núi nhiệt đới và ôn đới thuộc Malesia, Oceania, miền đông Australia, New Zealand, Madagascar và Tân nhiệt đới. Nhiều loài trong họ này có hương thơm, và vì thế được dùng để sản xuất tinh dầu.

Đông mộc (Drimys winteri)
Đông mộc (Drimys winteri),một loài cây gỗ thân mảnh, bản địa của các khu rừng cận cực Magellan và rừng mưa ôn đới Valdivia tại Chile và Argentina, được trồng như là một loại cây trồng trong vườn vì có vỏ cây đỏ tỏa hương thơm như gỗ gụ và đẹp, cũng như có lá màu xanh lục tươi, cùng các cụm hoa màu trắng kem có mùi giống như mùi hoa nhài. Loài Tasmannia lanceolata, còn gọi là tiêu Tasmania hay hồi giả, được trồng làm cây cảnh, và ngày càng được sử dụng nhiều làm một loại đồ gia vị.


2-Bộ Laurales Long não, Nguyệt quế
Bộ này gồm 7 họ, với 85-90 chi, chứa khoảng 2.500-2.800 loài, là các cây thân gỗ và cây bụi. Phần lớn các loài sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng là một trong các nhóm cơ sở của thực vật hai lá mầm, có quan hệ gần gũi với bộ Mộc lan (Magnoliales). Hiện nay người ta chấp nhận sự phân loại dựa trên các phân tích phân tử và di truyền học gần đây..
Các họ 
1+ Họ Atherospermataceaegồm 6-7 chi, với khoảng 12-16 loài cây gỗ hay cây bụi có lá rộng thường xanh, là họ bản địa của Nam bán cầu, với khoảng 2 loài bản địa của miền nam Chile và các loài còn lại là bản địa Australasia. Gỗ của các loài cây trong họ này thường được thu hoạch để sản xuất đồ gỗ thương phẩm.
2+ Họ Calycanthaceae Lạp mailà một họ nhỏ chứa 3-4 chi và khoảng 6-11 loài, chỉ phân bố trong khu vực đông bắc Trung Quốc, Australia và Bắc Mỹ.

3+ Họ Gomortegaceae chỉ có một chi duy nhât, loài duy nhất Gomortega keule.

Gomortega keule là một loài cây gỗ bản địa của Chile, lá đơn mọc đối hay mọc vòng. Gân lá hình lông chim hay khó thấy. Mép lá nguyên, không có lá kèm. Cụm hoa mọc thành chùm gồm các hoa nhỏ lưỡng tính, đối xứng tỏa tia. Hoa với 5-7 cánh hoa và 5-6 lá đài, có các nhị lép nằm ngoài các nhị. Bầu nhụy hạ, dạng quả tụ. Quả là dạng quả hạch, chứa 1 hạt. Nó chỉ mọc tại một khu vực hạn hẹp tại khu vực duyên hải miền trung Chile. Loài này được coi là nguy cấp do khai thác thái quá, chặt phá rừng nơi có các quần thể loài cây này để lấy đất phục vụ nông nghiệp và lâm nghiệp. Gomortega keule có quả ăn được, vị ngọt, màu vàng, đường kính 3,4 - 4,5 cm, được người dân thu hái để làm mứt.4+ Họ HernandiaceaeHọ Liên diệp đồng (còn có tên họ Tung, Liên đằng, Lưỡi chó).
Họ này bao gồm khoảng 4-5 chi, với tổng cộng từ 55 tới 76 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi, ở Nam và Đông Nam Á, và đông bắc Australia. Ở Việt Nam có 3 chi và 8 loài.
5+ Họ Monimiaceae có khoảng 18-25 chi với 150-220 loài, chủ yếu là các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ. Phân bố sinh thái chủ yếu ở vùng chí tuyến và cận chí tuyến nam bán cầu. Chi Tambourissa là chi lớn nhất trong họ, chi này có 50 loài, phân bố ở Madagascar và quần đảo Mascarene, Comoros.6+ Họ SiparunaceaeHọ này bao gồm 2 chi các loài cây gỗ có chứa tinh dầu là: Glossocalyx longicuspis ở Tây Phi và Siparuna (có thể gộp cả Bracteanthus) với khoảng 74 loài trong khu vực nhiệt đới châu Mỹ. Chúng có các lá đơn thường xanh, mọc đối. Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc. Quả là dạng quả phức.
Tên gọi chính thức trong tiếng Việt hiện tại không có, nhưng tên gọi đàn quán hoa (坛罐花) trong tiếng Trung có thể là một cơ sở để đặt tên trong tiếng Việt.
7+ Họ Lauraceae Long não, Nguyệt quế.Đã sưu tập:Bài 196 , Bài 201 Nguyệt quếBài 202 Quế ThanhBài 203 Long não.


3-Bộ Magnoliales Mộc lan
Bộ Magnoliales là nhóm cơ sở, thông thường hay được đưa vào thực vật hai lá mầm nhưng dường như chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật một lá mầm hơn là với phần lớn các bộ khác của thực vật hai lá mầm. Trong bộ này thì chi Mộc lan (Magnolia) là chi điển hình cho thực vật có hoa nói chung, vì thế một tên gọi khoa học hợp lệ của ngành thực vật có hoa là Magnoliophyta. Bộ Mộc lan gồm 6 Họ Sau:
1+ Họ Degeneriaceae Họ này bao gồm chỉ 1 chi có danh pháp Degeneria với 1-2 loài cây gỗ sinh sống tại Fiji. 2+ Họ Himantandraceae Họ này bao gồm 1 chi có danh pháp Galbulimima, gồm 2 loài cây gỗ và cây bụi có chứa tinh dầu, sinh sống tại khu vực nhiệt đới tại Celebes, New Guinea và Australia.3+ Họ Eupomatiaceae
Họ này có quan hệ gần với họ Na và đã từng được miêu tả như là một phần của họ đó. Họ này chỉ có một chi Eupomatia, bao gồm 3 loài cây gỗ và cây bụi sinh sống tại New Guinea và miền đông Australia. 4+ Họ Myristicaceae (họ Nhục đậu khấu) Họ Nhục đậu khấu hay còn gọi là họ Máu chó, bao gồm khoảng 20-21 chi và khoảng 475 loài, bao gồm các loại cây bụi và cây thân gỗ. Họ này phân bổ khắp vùng nhiệt đới. Một chi là chi Myristica, tức nhục đậu khấu, có giá trị thương mại như là một mặt hàng gia vị. 
(Sưu tập giới thiệu cây Máu chó, cây Nhục đậu khấu) 5+Họ Magnoliaceae (họ Mộc lan)
Không giống như phần lớn thực vật hạt kín mà các bộ phận hoa của chúng sắp xếp thành vòng, các loài trong họ Magnoliaceae có nhị và nhụy hoa sắp xếp thành hình xoắn ốc trên đế hoa hình nón. Nó bao gồm 2 phân họ:
+ Magnolioideae,trong đó Magnolia (mộc lan) là chi được biết đến nhiều nhất.+ Liriodendroidae,một phân họ đơn ngành, chứa chi Liriodendron.
(Sẽ ST giới thiệu cây Áo cộc Liriodendron chinense (Hemsl.) Sarg, 1903)
Họ này có 7 chi, với khoảng 225 loài, phổ biến ở miền đông Bắc Mỹ, Mexico, Trung Mỹ, Tây Ấn, khu vực nhiệt đới Nam Mỹ, đôngvà nam Ấn Độ, Sri Lanka, Đông Dương, Malesia, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản
Họ Mộc lan đã sưu tập
- Chi Magllolia Mộc lan:Bài 33 Dạ hợp Magllolia Pumila andrews, 
- Chi Mechelia Ngọc lan: Bài 43- Bạch ngọc lan Mechelia alba D.C
(Sẽ sưu tập tiếp hai loài Mỡ mới phát hiện năm 2010 và 2011) 6+ Họ Annonaceae (họ Na) Họ Na hay Mãng cầu gồm 120 - 130 chi, với khoảng 2.300 đến 2.500 loài, bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi hay dây leo, lá đơn, mọc so le, có cuống lá và mép lá nhẵn, mọc thành hai hàng dọc theo thân cây, chúng không có các lá bẹ. Hoa đối xứng xuyên tâm (hoa đều) và thường là lưỡng tính. Quả lớn, có nhiều thịt của một số loài là ăn được, bao gồm các loài của chi Annona hay chi Asimina (đu đủ Mỹ). Đây là họ lớn nhất của bộ Mộc lan (Magnoliales). + Chi điển hình: Annona (na, mãng cầu xiêm). (Đã StBài 4 cây Na Annona squamosa)
+ Chi Artabotrys - dây công chúa hay dây móng rồng. (Đã StBài 44 Hoa Móng rồng Artabotrys odoratissimus) 
+ Chi Cananga - hoàng lan hay ngọc lan hoặc ylang ylang. (Đã StBài 28 Hoàng lan Cananga odorata) (Có điều kiện sẽ ST thêm một số loài nữa)

275- HOA SÓI


4-Bộ Chloranthales Hoa sói
Là một bộ chỉ chứa mỗi Họ Hoa sói, thuộc về số các thực vật hạt kín cổ nhất, lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng đầu kỷ Phấn Trắng, khoảng 125 triệu năm trước. Họ này chứa 4 chi, với khoảng 75 loài cây thân thảo hay thân gỗ có hương thơm và các lá thường xanh, mọc đối với mép lá khía răng cưa đặc biệt và các lá kèm bao quanh cuống lá cùng các đốt phồng to. Hoa nhỏ, không dễ thấy, mọc thành các cụm hoa. Hoa không có cánh hoa và đôi khi các lá đài cũng không có. Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính, tùy theo loài. Quả là dạng quả hạch, bao gồm một lá noãn. Gỗ mềm. Cây chủ yếu sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng không có ở châu Phi đại lục. 

275- HOA SÓI

 

HOA SÓI
Chê loè loẹt hoa hoè hoa cói
Từ bao đời, thật tủi cho em
Hoa em nhỏ bé dịu hiền
Ủ vào chè Thái giữ bền sắc hương.
BXP
Sưu tập
Hoa sóitên khoa học Chloranthus Inconspicuus Swartz, chi Chloranthus Các loài hoa sói, Họ Hoa sói Chloranthaceae, bộ Chloranthales Hoa sói
Cây thuộc loại thân thảo, có nhiều đốt, phân hóa nhiều cành, thân ngầm dưới đất đẻ nhiều nhánh. Từ 1 cây trồng ban đầu, sau 3 năm phát triển thành khóm có từ 25 đến 30 nhánh. Lá có phiến xoan rộng, nhẵn bóng, không lông, mép có răng sắc, nhọn, cuống tim tím. Hoa mọc thành cụm ở đầu cành có nhiều nhánh, có 13 – 14 hoa. Cây hoa sói cho hoa quanh năm, thời gian từ khi phân hóa nụ hoa đến khi chín là 30 – 35 ngày. Trong một năm, sản lượng hoa đạt cao nhất vào thời điểm tháng 3 – 4, đến tháng 6 – 8 trời nắng nóng hoa nhỏ dần và năng suất giảm.Quả hạch nhỏ vàng xanh. Ra hoa vào mùa hạ, mùa thu. 
Cây thường trồng làm cảnh và lấy hoa ướp trà, ướp thuốc, xử dụng toàn cây, Trung Quốc gọi là Kim tắc lan. Vị cay, ngọt, hơi chát, tính ấm; có tác dụng khư phong thấp, tiếp gân cốt, hoạt huyết tán ứ, sát trùng trừ ngứa. 
Hoa tươi dùng để ướp trà, ở Trung Quốc gọi là Châu lan trà; còn dùng hãm uống chữa ho. 
Ở Trung Quốc cả cây bỏ rễ dùng trị dao chém, gãy xương, viêm xương, thiên đầu thống; lá dựng trị ho do lao lực; rễ trị đinh nhọt. Dùng ngoài giã đắp chữa cho người già bị đòn ngã. Ở Vân Nam người ta dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo, phong thấp đau tê nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, đao chém xuất huyết, động kinh, tử cung rủ xuống. 
Về kỹ thuật trồng: Cây hoa sói phát triển tốt trên đất thịt, đất thịt nặng và không bị úng nước.. Nhân giống bằng biện pháp vô tính với 3 loại hom: hom non – cắt phần đầu; hom bánh tẻ – cắt phần giữa cành; hom già – cắt phần gốc. Tùy theo vị trí của nách lá có thể cắt độ dài của hom từ 7 – 15cm, giâm 20 – 25 ngày, hom bắt đầu ra rễ. Có thể trồng hoa sói 1 – 2 cây/hốc (cây x cây: 10cm), hoặc 3 cây/hốc (cây x cây: 10cm, trồng theo hình tam giác). Giâm hoa sói vào vụ thu (tháng 9) cây con sinh trưởng tốt hơn so với vụ đông xuân (tháng 12). Trong quá trình chăm sóc cần che nắng cho hoa sói vào mùa hè để tránh hiện tượng cháy lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Kỹ thuật ướp hoa sói cho chè: Cây hoa sói có hoa quanh năm, nhưng khi hoa chín đúng độ (mầu trắng đục), có hàm lượng hương thơm cao nhất. Vào mùa hè, hái hoa vào buổi sáng (7 – 8 giờ), có hương thơm hơn hoa được hái vào buổi chiều. Vào mùa thu, hoa hái vào buổi sáng và chiều đều có hương thơm như nhau.
Nên ướp với lượng 300 – 400g hoa/1 kg chè bảo đảm chất lượng nhất. Ướp với lượng hoa ít không có mùi vị đặc trưng, ngược lại ướp nhiều quá có vị đắng của cuống hoa làm giảm chất lượng chè. Tại phía Bắc, sử dụng giống chè trung du, chè Thái Nguyên có khả năng hấp thụ tinh dầu hoa sói mạnh hơn cả.