4- họ Nấm mỡ - Agaricaceae
10- NẤM CỎ
TRANH
Sưu tập
Nấm cỏ tranh hay Nấm trắng - Agaricus campestris (Psalliota
campestris)
Mô tả: Mũ nấm lúc đầu tròn, mép dính chặt vào cuống,
hình thành một bao riêng, sau lồi lên, mũ có dạng bán cầu dẹp, có màu trăng trắng
hoặc nâu nhạt. Mặt mũ nhẵn bóng, dạng sợi. Thịt trắng, đôi khi hơi hồng (màu trắng
ra ngoài không khí trở thành màu hồng) rồi nâu. Cuống nấm hình trụ, khi còn non
ngắn, mập, lúc già kéo dài ra, nhẵn, màu trắng. Khi bao riêng tách, nó tạo
thành một vòng dạng màng, màu trắng trên cuống. Phiến rơi, màu trắng sau biến
thành màu đỏ thịt và cuối cùng là màu nâu tím sẫm. Bào tử hình bầu dục, màu
nâu.
Thường gặp tháng 1-10.
Nơi mọc: Nấm
mọc trên đất nhiều mùn, bờ ruộng hay bãi cỏ lâu năm có cỏ tranh và các loại cỏ,
có khi trên đất bón phân ngựa, thường gần chuồng nuôi gia súc ở nhiều nơi ở Bắc
Bộ: Hà Bắc, Hà Tây, Lạng Sơn, Nam Hà.
Công dụng: Bổ, nhuận
tràng, kích dục. Nấm này có mùi và vị của Hồi hương rất dễ chịu, khi xào ăn rất
ngon. Dịch của nấm chứa một chất chịu nóng làm tăng cường sức co thắt của tim động
vật.
Ở Trung Quốc, Nấm cỏ tranh được dùng trị
bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch
máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét