DÂY LƯỠI LỢN
Lá mập, phiến đa dạng
Tán cầu trên cuống dài
Hoa trắng, vàng, tâm tím
Lợi sữa, đắp vết thương.
BXP
Sưu tập
Dây lưỡi lợn, Lan tai cáo - Hoya parasitica, chi Hoya, Phân
họ Asclepiadoideae -
Bông tai hay Thiên lý, Họ Apocynaceae -
La bố ma, Trúc đào, Bộ Long đởm Gentianales.
Mô tả: Cây phụ sinh
ít khi ở đất; thân thường đỏ đậm. Lá mập, phiến đa dạng, thon hay xoan, dài
5-18cm, đầu nhọn, gân gốc 3-5 cái; gân bên 2 cái rất nhỏ, tất cả lồi lên; cuống
nạc, dài 5-8mm. Tán hoa ở nách lá, hình cầu trên cuống đài; hoa trắng hay vàng
vàng, tâm tim tím, rộng 6-8mm, rất thơm, tràng không lông; tràng phụ hình sao.
Quả là một đại rất hẹp, dài 14cm, rộng 0,4cm, có đốm nâu đỏ; hạt dài 3-4mm,
lông mào 1,5-2cm.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Mianama, Thái Lan,
Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng rải rác từ Hà Tây tới Đồng
Nai, thường bám vào vách đá hay cây to.
Công dụng: Dân gian vẫn thường dùng lá làm thuốc lợi sữa. Ở
Campuchia, người ta dùng lá giã đắp rịt các vết đứt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét