Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

35- MỘC NHĨ ĐEN

lớp Heterobasidiomycetes
bộ Auriculariales
17- họ Mộc nhĩ - Auriculariaceae
35- MỘC NHĨ ĐEN

















Sưu tập

Mộc nhĩ, Nấm tai mèo, Nấm mèo - Auricularia auricula,

Mô tả: Thể quả dạng cái tai mèo gồm mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo và mặt sinh sản nhẵn hay nhăn theo nhiều hay ít, phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành. Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. Thịt nấm dày 1-3mm.  
Nơi mọc: Nấm mọc trên thân cành hay gỗ mục của nhiều loại cây, lành nhất là nấm của các cây Hoè, Ðậu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa... Ngoài việc thu hái nấm mọc tự nhiên, người ta thường trồng Mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, trên thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt.
Công dụng: Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt.
Thường được sử dụng chữa: Suy nhược toàn thân, thiếu máu, ho. Khái huyết, trị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung. Huyết áp cao, táo bón; còn dùng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, đau răng. Dùng 10-30g dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Ðơn thuốc:
1. Chữa đi lỵ ra máu: 20g Mộc nhĩ sao tán bột, uống làm 3 lần.
2. Chữa đau răng: Dùng Mộc nhĩ và Kinh giới, sắc lấy nước ngậm và súc miệng.
3. Chữa suy nhược: Mộc nhĩ 30g, Chà là 30g, sắc uống.
4. Trị xuất huyết, táo bón: Mộc nhĩ 6g, Hồng khô 30g nấu chè ăn.
5. Chữa bệnh trĩ lâu ngày: Nấu Mộc nhĩ ăn luôn thì khỏi.

6. Huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu võng mạc...: Mộc nhĩ 30g ngâm trong nước một đêm, rồi đem hấp chín với đường trong 1-2 giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét