Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

2150- HƯƠNG PHỤ HAY CỎ GẤU


(Sưu tập lại Bộ Hòa thảo)
















HƯƠNG PHỤ HAY CỎ GẤU

Em là cỏ dại khó trừ
Lại là thuốc quý dùng như thuốc thần
Với phụ nữ-bạn thiết thân
Điều kinh, ung nhọt...tuỳ dùng khô, tươi.

BXP

Sưu tập lại Bài 350

Hương phụ hay Cỏ gấu, Cỏ cú - Cyperus rotundus, Chi Cyperus, Cyperaceae - Họ Cói, lác, 18-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (nhánh 4)

Mô tả: Cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám.  
Nơi mọc: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang quanh làng, đường đi khắp nơi. Có thể đào thân rễ quanh năm, bỏ rễ con, phơi khô. Ðể nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu trẻ em, muối, rượu thành Hương phụ tứ chế.
Công dụng: Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau. Vị hương phụ sao tẩm khác nhau có tác dụng khác nhau và cách chữa bệnh khác nhau.
Hương phụ dùng sống có tác dụng giải cảm. Ở Ấn Ðộ, người ta cho là nó có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, trị giun, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích.
Ðược dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và ỉa chảy. Còn dùng trị đòn ngã tổn thương.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét