Sưu tập :

20- Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius

Mô tả: Bướm có sải cánh dài 40 - 50 mm, con đực và con cái kích thước như nhau. Cánh trước hình tam giác nhọn, gốc cánh màu đen, cánh sau gốc cánh màu đen, hình hẹp kéo dài thành một cái đuôi dài (25 - 40 mm).
Nơi sống và sinh thái: Phổ biến vào mùa mưa, thường tập trung thành từng đàn lớn vào thời kỳ nở hàng loạt trong rừng tự nhiên và nhất là nơi có rừng rậm. Khi trời nắng bướm thường bay dọc theo các đường mòn và đậu ở nơi đất ẩm ven vũng nước hay bờ suối. Bướm hút mật hoa cây dại hay hút dịch từ các súc vật để sống. Khi bướm hút mật hoa, hút dịch là dễ bị bắt nhất mặc dù là loài bướm bay rất nhanh như chim én bay. Sâu non được ghi nhận ăn lá giống cây Liên đằng Iigera sp., họ Liên đằng Hernandiaceae. Sâu non của loài Lamproptera curius có thể ăn lá cây Khâu tai.
Phân bố: Việt Nam: đã sưu tầm được ở các tỉnh có núi, rừng: Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai...vv.
Thế giới: Từ Asam và Trung Quốc đến Suntheland, Philippin
Giá trị sử dụng: Bướm có hình dạng lạ đẹp, thường được làm ví dụ trong các sách về côn trùng học về tính đa dạng sinh học của côn trùng, là đối tượng săn lùng của các nhà s¬ưu tầm bướm. Loài này đã từng được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm 1992, nay thấy đã gặp nhiều hơn nên đã thoát hiểm nhưng vẫn là loài bướm có dáng dấp đặc biệt nên vẫn thu hút sự chú ý của người sưu tầm và có giá trị trong phân loại học, đa dạng sinh học. Do đó, cần bảo vệ nơi cư trú của chúng là rừng tự nhiên và hạn chế thu bắt.

Nguồn : SVRVN & Internet