Sưu tập
Nấm dai, Nấm dạ báo - Lentinus tigrinus
Mô tả: Mũ nấm hình phễu đường kính 2-15cm, màu
trắng, ở mặt trên phủ vẩy dạng lông màu nâu sáng. Thịt nấm màu trắng. Phiến nấm
màu trắng, men dài xuống cuống hẹp; cuống lệch, dài 3-5cm, màu trắng đục, có phủ
vẩy như mũ, không có vòng và bao gốc.
Thường xuất hiện vào tháng 3-11.
Nơi mọc: Nấm này mọc từng cây riêng lẻ hay thành cụm lớn trên thân
cây gỗ hay trên các loại gỗ mọc ở rừng thuộc nhiều nơi ở miền Bắc nước ta từ
Hoà Bình, Hà Tây tới Hải Hưng, Thái Bình. Nấm mọc quanh năm, nhất là sau khi
mưa, phát triển mạnh vào mùa hè trong thời tiết ẩm ướt.
Công dụng: Nấm thường
được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn
dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn.
Ghi chú: Còn loại nấm sau sau - Lentinus squanosus Fr., thường gặp trên gỗ mục quanh năm ở
Hà Nội, Hà Bắc, Hà Tây, Hoà Bình, Lạng Sơn cũng có thể quả dùng ăn như Nấm dai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét