Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

NẤM BÀO NGƯ

8- họ Nấm bào ngư - Pleurotaceae.
NẤM BÀO NGƯ




















Nấm bào ngư trắng

Nấm bào ngư vàng 




















nấm bào ngư xám


nấm bào ngư chiên ròn
Sưu tập

Nấm bào ngư - Pleurotus spp

Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc chi Pleurotus, Nấm bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm hương trắng, nấm dai ... Bao gồm:
14- Nấm sò tím - Pleurotus ostreatus
15- Nấm sò xám - Pleurotus pulmonarius 
16- Nấm bào ngư trắng - Pleurotus florida
17- Nấm bào ngư vàng - Pleurotus citrinopileatus
18- Nấm bào ngư xám - Pleurotus sajor-caju
19- Nấm bào ngư Nhật - Pleurotus eryngii
       Đặc biệt, nấm còn là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp, "kết thúc" bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn: Dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng phễu lệch, dạng lá lục bình.
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng). vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
Ở nước ta, nấm bào ngư còn có tên gọi là nấm hương chân ngắn, nấm sò xám, nấm trắng, nấm dai… thường mọc hoang trên thân gỗ, mọc đơn độc hay mọc chồng lên nhau. Nấm có dạng hình phễu lệch, màu trắng, thân có 3 phần: gồm mũ, phiến và cuống nấm.
Nấm Bào Ngư là một trong những loại nấm rất quen thuộc trong làng ẩm thực Nam Bộ vì vừa ngon, mềm và dai. Không chỉ là một loại thực phẩm, nấm Bào Ngư còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Chế biến: khi chế biến nấm bào ngư cần chú ý nên nấu nước sôi mới thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, sau đó để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến. Với nấm sấy khô: Rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét