Lang
thang tìm hoa trên mạng tình cờ tôi biết được có một loài hoa giống hệt hoa
Sen, nhưng cũng có chỗ khác biệt:
Hoa quỳ có búp nhọn
và dài hơn sen, phía trên đầu bông vút nhọn lên, trong khi hoa sen cánh bầu
hơn, đầu bông không quá dài và cánh hoa úp lên nhau dày, thành từng lớp rõ
ràng. Quỳ khó nở róc được như sen, cánh hoa quỳ bó chặt
và khẽ rung là rụng xuống. Hoa Sen thì cánh hoa dẻo dai và khi nở thì nở
bung thật to lộ ra đài sen, nhụy sen vàng óng ánh.
Để phân biệt sen và quỳ, có
lẽ cách đơn giản nhất là dùng tay nắm nhẹ vào đám nụ còn chưa nở. Nếu là sen
thì sẽ có cảm giác cái nụ dày và chắc nịch, còn hoa quỳ thì dường như rỗng, xốp
hẳn ở bên trong. Tuy đều tỏa ra mùi hương, nhưng hoa sen thơm dịu
dàng, còn quỳ thì có mùi hắc hơn.
Hoa Quỳ (bên trái) luôn có đỉnh nhọn và khó tách ra hơn hoa Sen (bên phải)
Giờ đây có thể dễ dàng phân biệt hoa Sen (bên trái) và hoa Quỳ (bên phải) sau khi tách các lớp cánh hoa
Búp qùy
Qùy nở
Sen nở
Ý kiến riêng tôi:
Tôi sưu tập về hoa Sen thấy rằng Họ Sen (Nelumbonaceae) - Bộ
Proteales Quắn hoa chỉ có một chi duy nhất Nelumbo với hai loài:
+ Sen đỏ hay sen hồng (Nelumbo
Nucifera Gaertn) mọc phổ biến ở nhiều nước châu Á và châu
Úc.
+ Sen vàng hay sen trắng (Nelumbo lutea Pers)
có ở miền Bắc và Trung Châu Mỹ
Loài
hoa Quỳ ở trên cũng như hoa Tịnh đế liên (một cuống hai bông), màu hồng
hay trắng ở Việt Nam đều có chung tên khoa học Nelumbo
Nucifera. Còn loại Sen vàng chỉ có ở châu Mỹ. Theo mô tả trên thì ở
quê tôi chỉ có Sen, không có Quỳ.
***
Theo
yêu cầu của bạn Thái Thanh Tâm ở VNTH, tôi trích đăng tiếp tư liệu mà tôi tìm
được trên mạng để các bạn tham khảo. Tôi chỉ là một nông dân đam mê cây cỏ, những
điều nêu trên là tôi nhặt nhạnh trên mạng đó thôi
1. Thân
Cuống hoa và lá sen nhỏ và nhiều gai hơn quỳ. Nhưng
gai sen không sắc, ác như quỳ. Vô tình sờ vào, cũng không bị cào tổn thương. Vì
thế, người ta lội vào giữa đám sen cũng không làm sao. Thậm chí, lả lơi giữa đầm sen cũng vẫn an
toàn. Còn nếu là quỳ, thì có mà... thương tích đầy mình. Gai sen gây tổn thương
da lành (không có độc tính), không bị buốt, nhức, ngứa như quỳ.
2. Lá
Mặt
dưới lá sen ít lông, mịn và mượt hơn quỳ. Không gây ngứa ngáy như quỳ. Do vậy,
mới dùng để gói cốm, thịt, xôi... còn nếu dùng lá quỳ, mà không làm sạch lông,
thì có mà... giã họng.
3. Búp (nụ)
Búp
sen hình bầu, đầu không vót nhọn như quỳ. Búp sen tròn và to, nhưng ngắn hơn quỳ.
Nhìn có cảm giác đầy đặn hơn quỳ. Sờ vào, chắc hơn búp quỳ. Đỉnh các cánh cong,
chứ không nhọn hoắt như quỳ. Búp sen già, cánh có xu hướng mở ra, nhìn như miệng
hồ lô, cánh hoa dưới gốc không rụng, vẫn dai. Nếu là sen hồng, đầu cánh hồng thẫm.
Trong khi, búp quỳ già, cánh có xu hướng vón chặt lại, nhìn như mũi giáo, cánh
hoa dưới gốc tự rụng, hoặc khẽ đụng vào là rụng. Đầu cánh búp quỳ hồng già,
chuyển sang tím đen và héo, tóp lại. Khi mua, cứ cầm bó hoa chúi xuống dất, rũ
rũ vài cái. Nếu là quỳ, thì cánh sẽ rụng rơi ra rất nhiều, sen thì không. Nếu
người bán ngắt hết các cánh bên ngoài dễ rụng rồi, thì nhìn bó hoa quỳ rất mỏng,
cánh ngoài còn lại non choẽn (nên nó sẽ thối và gục đầu chứ không nở). Hoa sen,
thì không có lí do ngắt cánh. Kể cả khi cánh ngoài bung ra, cũng vẫn dính chặt
cuống, rũ không rơi.
5. Mùi hương
Cánh
sen có mùi thơm, cánh quỳ không có. Hương sen thơm mát, dễ chịu, ngay khi nụ hé
là có mùi rồi, ở xa cũng ngửi thấy mùi. Còn hương quỳ nồng, ngái, hắc, khi nòi
nhuỵ ra mới có mùi, ngửi sát mới thấy mùi. Vì vậy, nếu cắm một bình sen, cả căn
phòng sẽ có mùi thơm, còn quỳ thì không. Ngang qua đầm sen cũng vậy, dù ở xa mà
xuôi chiều gió là ngửi được mùi thơm. Còn quỳ, thì phải tới tận nơi, thậm chí lội
vào giữa đầm cũng chả có mùi nếu không có hoa nở ngay chân.
6. Hạt và tâm
Hạt
sen và quỳ, nhìn bên ngoài như nhau. Nhưng tâm sen có vị đắng, chát. Ăn xong một
lúc mới thấy ngọt mát. Hạt sen có vị ngậy, béo, thanh. Ăn cả hạt và tâm, chỉ hơi
hơi ngọt kiểu của đường. Còn quỳ, thì ngọt nhợ kiểu mì chính (bột ngọt), ăn
không quen có cảm giác buồn nôn, tâm quỳ chát nhiều, ít đắng. Ăn xong một lúc,
cũng chỉ thấy vị chát.
7. Côn trùng
Hoa
sen chỉ cần hé nụ, là ong, bướm, kiến, dĩ... bu lại rất lâu. Còn quỳ, phải khi
nở trơ nhuỵ, mới thấy côn trùng sà vào (chủ yếu là bướm), nhưng lại bay đi
ngay, không đậu lại hút mật.
8. Dược lí, nguyên liệu
Cả
quỳ và sen đều được sử dụng triệt để, nhưng tác dụng dược lí và nguyên liệu
khác nhau. Tâm sen dùng để ướp trà, có tác dụng về an thần, lợi tiểu, tim mạch,
tì vị, tâm quỳ lại không. Hạt sen dùng làm nguyên liệu mứt, chè, bánh, kẹo...
nhưng bây giờ, chắc họ dùng toàn hạt quỳ nên ăn không có vị sen. Nếu là sen thật,
thì lấy đâu ra lắm thế? Hạt quỳ, chủ yếu làm nguyên liệu chiết xuất dầu ăn.
Tóm
lại, với tình hình thị trường bây giờ, khoảng 90% người mua sen vớ phải quỳ. Sản
phẩm là quỳ, nhưng giá cả của sen (sen luôn cao giá hơn quỳ gấp 5 – 10 lần).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét