Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

B.3.160- BƯỚM CÁNH DÀI SAPO

B.3.160- BƯỚM CÁNH DÀI SAPO
Sưu tập :

B.3.160- Bướm cánh dài Sapor – Vindula sapor

Vindula sapor là một loài bướm cánh dài thuộc chi Vindula, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae, được tìm thấy ở New Guinea. Nó là lưỡng hình tình dục.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.159- BƯỚM GIÁP LỚN

B.3.159- BƯỚM GIÁP LỚN
Sưu tập :

B.3.159- Bướm giáp lớn - Vindula erota Đst B.106-

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Vindula có kích thước lớn. Sải cánh : 90-110mm. Mặt trên cánh con đực có màu vàng cam với hai đường đen lượn sóng ở gần mép ngoài cánh. Trên cánh cũng có các đốm, vệt màu đen ở vùng giữa. Cánh sau có hai đốm mắt và một đuôi ngắn. Mặt dưới nhạt màu hơn. Việt Nam có hai loài thuộc giống này, nhận diện rất dễ, nhưng khó phân biệt đến cấp loài bằng cách quan sát nhanh do sự khác biệt ở những chi tiết nhỏ. Con cái có màu xỉn hơn ánh xanh lục, ít gặp hơn con đực. Bướm cái lớn hơn và có màu đất nâu hơi xám ánh xanh lục với dải trắng và hoa văn lượn sóng ở hai cánh.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Rất phổ biến trong rừng vào mùa mưa. Thường gặp ven đường mòn. Tương tự các loài khác trong cùng nhóm (tộc phụ Vagrantini), khi đậu xuống mặt đất để hút khoáng, ban đầu nó thường bò đi bò lại, đến khi tìm được chỗ thích hợp mới ngưng, trong lúc bò cánh thường khép vào mở ra. Sâu ăn lá họ cây Nhãn lồng Passifloraceae là ký chủ của các loài sâu Bướm nhãn lồng đỏ Acraea violae, Bướm báo hoa vàng Cethosia cyane. Bướm cái ít gặp hơn bướm đực, chủ yếu ở trong rừng. Bướm đực gặp khá phổ biến gần nguồn nước. Vì sâu non còn ăn lá cây chùm bao Passiflora foetida và nên chúng thường cạnh tranh thức ăn với một số loài bướm như Cethosia cyane, Acraea violae …
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Nam đến Sunderland. Đây là một trong những loài phổ biến nhất, có khắp nơi ở Việt Nam. Ở mọi độ cao, đặc biệt phổ biến ở độ cao 1.200m và các rừng thứ sinh, trảng cỏ, bụi cây ở độ cao dưới 700m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài bướm to có màu vàng cam sặc sỡ và đẹp, đặc biệt nổi bật trong hộp màu tiêu bản. Chúng tô điểm cho nơi chúng bay và đậu ở ngoài thiên nhiên. Phân bố rộng và thường gặp. Bảo vệ rừng tốt chính là bảo vệ nơi cư trú và cuộc sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

B.3.158- BƯỚM CÁNH DÀI DEJONE

B.3.158- BƯỚM CÁNH DÀI DEJONE


Sưu tập :

B.3.158- Bướm cánh dài Dejone – Vindula dejone

Vindula dejone là một loài bướm cánh dài thuộc chi Vindula, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae, được tìm thấy ở Đông Nam Á. Nó là lưỡng hình tình dục.
Ấu trùng ăn các loài thuộc chi Adenia họ Lạc tiên Passifloraceae.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.157- BƯỚM CÁNH DÀI ARSINOE

B.3.157- BƯỚM CÁNH DÀI ARSINOE
Sưu tập :

8- Chi Vindula
B.3.157- Bướm cánh dài Arsinoe – Vindula arsinoe

Vindula arsinoe là một loài bướm cánh dài thuộc chi Vindula, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó trải dài từ Quần đảo Maluku và New Guinea đến Quần đảo Solomon và Queensland. Nó là lưỡng hình tình dục.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.156- BƯỚM ĐUÔI

B.3.156- BƯỚM ĐUÔI
Sưu tập :

7- Chi Vagrans
B.3.156- Bướm đuôi - Vagrans egista

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này có thể dễ dàng phân biệt được bởi cánh sau có đuôi. Bướm có đặc điểm bay nhanh và xa. Đây là loài khá phổ biến dọc đường, sông và suối ở thung lũng và đỉnh đồi, chúng bị hấp dẫn bởi một số cây có hoa.
Nơi sống, sinh thái: Loài này thường xuất hiện vào cuối mùa mưa ở khu vực miền Đông nam bộ. Ở ven đường hay các khu vực trống trải trong rừng và thường di chuyển các bước nhảy liên tục trên mặt đất hoặc thảm thực vật rừng khô. Ít khi thấy đậu trên lá cây. Sâu non ăn lá một số loài cây Tạc và Chà ran Homalium cochinchinense thuộc họ Mùng quân Flacourtiaceae.
Phân bố: Vùng phân bố từ Nepal và Đông Bắc Ấn Độ về phía Đông đến Nam Trung Quốc và Hải Nam, phía Nam qua Philippin và Đông Dương đến Sunderland, Tân Ghi-nê và đến tận Australia. Gặp mọi nơi ở Việt Nam. Tên được đặt vì có đuôi ở cánh sau.

Nguồn : SVRVN & Internet

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

B.3.155- BƯỚM TÍM NHỎ

B.3.155- BƯỚM TÍM NHỎ
Sưu tập :

B.3.155- Bướm tím nhỏ - Terinos terpander

Mô tả: Đặc điểm giống: là giống gồm các loài có kích cỡ từ trung bình tới lớn với chót cánh trước như bị cắt bằng, cánh sau có đuôi. Mặt trên có màu nền đỏ sẫm và còn có màu đen, ánh xanh dương, ánh xanh lục và màu đỏ cam. Con đực có mảng đen lớn được hình thành do các vẩy đặc biệt ở góc dưới, chót cánh trước và tương tự như vậy nhưng nhỏ hơn ở áp mép, góc trên cánh sau.. Mặt trên cánh trước là một màu tím than với mép bờ cánh và chót cánh là màu nâu đậm. chóp cánh uốn cong ra ngoài tạo thành một vòng cung. Cánh sau có màu tím nhạt từ gốc cánh đến khoảng giữa cánh, rìa cánh có màu nâu bạc với đường viên màu tím là loài nhỏ nhất trong giống Terinos ở Việt Nam và phân biệt với loài Terinos clarissa ở đuôi cánh sau có một điểm nhọn ra tạo thành dạng một chiếc đuôi ngắn nhưng ngắn hơn Terinos clarissa. Mặt dưới cánh với các đường viền màu và khoang màu nâu đậm từ gốc cánh chay ra phiá ngoài chóp cánh.. Chóp cánh trước có một đốm màu trắng rất đặc trưng.
Nơi sống sinh thái: Thức ăn là của bướm là các chất thải của các loài thú và chúng thường có tập tính bò qua bò lại trên mặt đất. Sâu non ăn các loài thực vật thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae như Antidesma bunius, Antidesma gracile … và loài Rinorea anguifera thuộc họ Hoa tím Violaceae
Phân bố: Loài này có ở Thái Lan, Cambodia và ở Việt Nam chúng phân bố từ các tỉnh miền Trung vào đến các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Nguồn : SVRVN & Internet

B.3.154- BƯỚM CÁNH DÀI TAXILES

B.3.154- BƯỚM CÁNH DÀI TAXILES





Sưu tập :

B.3.154- Bướm cánh dài Taxiles – Terinos taxiles

Terinos taxiles là một loài bướm cánh dài thuộc chi Terinos, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được mô tả bởi William Chapman Hewitson vào năm 1862. Nó được tìm thấy ở vương quốc Úc.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.153- BƯỚM TÍM LỚN

B.3.153- BƯỚM TÍM LỚN
Sưu tập :

B.3.153- Bướm tím lớn - Terinos clarissaĐst

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: là giống gồm các loài có kích cỡ từ trung bình tới lớn với chót cánh trước như bị cắt bằng, cánh sau có đuôi. Mặt trên có màu nền đỏ sẫm và còn có màu đen, ánh xanh dương, ánh xanh lục và màu đỏ cam. Con đực có mảng đen lớn được hình thành do các vẩy đặc biệt ở góc dưới, chót cánh trước và tương tự như vậy nhưng nhỏ hơn ở áp mép, góc trên cánh sau. Loài này rất giống với loài Terinos terpander Mặt trên cánh trước là một màu tím than với mép bờ cánh và chót cánh là màu nâu đậm. chop1 cánh uốn cong ra ngoài tạo thành một vòng cung. Cánh sau có màu tím nhạt từ gốc cánh đến khoảng giữa cánh, rìa cánh có màu nâu bạc với đường viên màu tím là loài lớn nhất trong giống Terinos ở Việt Nam gồm Terinos terpander, Terinos clarissa, Terinos atlita và phân biệt với loài Terinos clarissa ở đuôi cánh sau có một điểm nhọn ra tạo thành dạng một chiếc đuôi ngắn nhưng dài hơn Terinos terpander và ngắn hơn Terinos atlita. Mặt dưới cánh với các đường viền màu và khoang màu nâu đậm từ gốc cánh chay ra phiá ngoài chóp cánh.. Chóp cánh trước có một đốm màu trắng rất đặc trưng.
Nơi sống, sinh thái: Các loài bướm thuộc giống Terinos thích ở trong những vùng rừng rậm và ít ánh sáng. Ở độ cao nhật đã gặp dưới 1.200m, trong các khu rừng nguyên sinh. Ở độ cao dưới 700m chúng còn sinh sống trong các khu rừng thứ sinh. Sâu non ăn các loài thực vật thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae như Antidesma bunius, Antidesma gracile …
Phân bố: Loài này có ở Thái Lan, Cambodia Trung Quốc và ở Việt Nam chúng phân bố từ các tỉnh miền bắc, miền Trung vào đến các tỉnh miền Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

B.3.152- BƯỚM CÁNH DÀI ATLITA

B.3.152- BƯỚM CÁNH DÀI ATLITA
Sưu tập :

6- Chi Terinos
B.3.152- Bướm cánh dài Atlita – Terinos atlita

Terinos atlita là một loài bướm cánh dài thuộc chi Terinos, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được mô tả bởi Johann Christian Fabricius vào năm 1787. Nó được tìm thấy ở vương quốc Indomalaya.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.151- BƯỚM CÁNH DÀI MADAGASCARIENSIS

B.3.151- BƯỚM CÁNH DÀI MADAGASCARIENSIS
Sưu tập :

B.3.151- Bướm cánh dài Madagascariensis – Phalanta madagascariensis

Phalanta madagascariensis là một loài bướm cánh dài thuộc chi Phalanta, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được tìm thấy trên Madagascar. Môi trường sống bao gồm rừng.

Nguồn : Wikipedia & Internet

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

B.3.150- BƯỚM BÁO HOA

B.3.150- BƯỚM BÁO HOA
Sưu tập :

B.3.150- Bướm báo hoa - Phalanta phalantha

Đặc điểm nhận dạng: Các loài thuộc giống này thường có màu sắc như trên da báo. Bướm màu vàng cam tươi với những chấm và vệt đen khắp mặt trên của cánh trước và cánh sau trông như hoa văn của Bướm báo hoa mai. Loài này rất dễ nhầm với loài Enispe intermedia thuộc họ Bướm rừng Amathusiidae. Mặt dưới bóng hơn mặt trên, con đực và con cái nhìn giống nhau, có các cá thể màu tía bóng nổi bật ở dạng mùa khô. Sải cánh: 45-50mm.
Sinh học sinh thái: Xuất hiện chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò. Chúng ưa thích nơi sống vùng làng quê nằm gần những nơi có những bụi hoa Lantana camara . Bướm bay khá thấp gần mặt đất và bị hấp dẫn bởi các bụi hoa trồng ở công viên hay trong vườn nhà. Bướm cái đẻ trứng trên cây Kim quýt Triphasia trifolia thuộc họ Cam Rutaceae. Phân bố rộng với số cá thể đông ở độ cao dưới 700m trong khu vực bụi cây, trảng cỏ. Trên đỉnh của Hymalaya ở độ cao 3000 m cũng đã phát hiện được loài này.             
Phân bố: Nam Á bao gồm cả Xrilanca và Mianma, từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hồng Kông,  Đông Dương và bán đảo Malaixia, phía Nam đến những đảo lớn của Inđônêxia. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài thường gặp và phân bố rộng.

Nguồn : SVRVN & Internet

B.3.149- BƯỚM BÁO ĐỐM RỪNG

B.3.149- BƯỚM BÁO ĐỐM RỪNG
Sưu tập :

B.3.149- Bướm báo đốm rừng – Phalanta eurytis

Phalanta eurytis là một loài bướm cánh dài thuộc chi Phalanta, Tông Vagrantini, Phân họ Heliconiinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được tìm thấy ở châu Phi nhiệt đới, Ethiopia và Sudan.
Sải cánh con đực 40 - 45 mm và con cái 43 - 48 mm. Bướm trưởng thành bay quanh năm với cực đại từ tháng 1 đến tháng 6.
Ấu trùng ăn các loài thuộc chi Dovyalis, chi Salix, chi Dương Populus, chi Trimeria, họ Liễu Salicaceae và chi Maytenus họ Dây gối Celastraceae.

Nguồn : Wikipedia & Internet