Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

348- CỎ DÙI TRỐNG

348- CỎ DÙI TRỐNG




CỎ DÙI TRỐNG
Cốc tinh thảo hay là Dùi trống
Lá dải dài, bao phấn mầu đen
Hoa như dùi trống thân quen
Đau đầu, đau họng, mắt viêm ...hay dùng. 
BXP
Sưu tập
Cỏ dùi trống tên khoa học Eriocaulon sexangulare L., chi Eriocaulon, HọEriocaulaceae Họ Cỏ dùi trống, bộ Poales Hòa thảo
Cỏ dùi trống hay Cốc tinh thảo,cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn, có nhiều gân, có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-55cm. Ðầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày, các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen. 
Ra hoa quanh năm. 
Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng.
Vị the, hơi ngọt, tính bìnhChữa đau mắt do phong nhiệt (viêm kết mạc, màng mộng), nhức đầu, đau răng, đau cổ họng, thông tiểu và trị ghẻ lở. Ngày dùng 12-16g dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

347- CỎ NẾN

347- CỎ NẾN




sen Thái, hồng môn, xanh gương sen, mào gà.
CỎ NẾN
Hoa đơn dày đặc thành bông
Trông như cây nến, nâu hung đẹp mầu
Cắm hoa trang trí đẹp sao
Bột hoa chữa bệnh khác nào thuốc tiên.
BXP
Sưu tập
Cỏ nến, Bồn bồntên khoa học Typha angustata, chi Typha, Họ Typhaceae Hương bồ, Cỏ nến, bộ Poales Hòa thảo
Cỏ nến hay Bồn bồn,cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc. 
Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô. Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất). Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng. 
Vị ngọt nhạt, tính bình. Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Từ thời Thượng Cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa Cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay thường được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết (sao đen sắc uống), chữa bạch đới, ứ huyết do vấp ngã hoặc đánh đập tổn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

346- DỨA


3-bộ Poales Hòa thảo, bộ Cỏ hoặc bộ Lúa
Bộ này gồm 18 họ, chỉ sưu tập 6 họ thông dụng ở Việt Nam.
+ Bromeliaceae - Họ Dứa: Cây Dứa
+ Typhaceae - Họ Hương bồ, Cỏ nến: Cỏ nến
+ Eriocaulaceae Họ Cỏ dùi trống: Cỏ dùi trống
+ Xyridaceae họ Cỏ vàng: Cỏ vàng
+ Cyperaceae - Họ Cói, lác: Cỏ gấu...
+ Poaceae - Họ Cỏ, lúa: (Đã st bài 38- Hoa Lúa, sẽ st tiếp...)
346- DỨA




Dứa Son Thái
DỨA
Dứa em còn gọi Khóm, Thơm
Thuộc loài quả phức - ngọt, ngon dâng đời
Hoa trong mỗi mắt xinh tươi
Trục gom lá bắc....cho người quả ăn.
BXP
Sưu tập
Dứa, Khóm, Thơmtên khoa họcAnanas comosuschi Ananas,Họ Bromeliaceae Họ Dứa, bộ Poales Hòa thảo
Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn.Hoa tập hợp quanh một trục lớn thành bông ngắn, mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc màu tím, bầu dưới, quả mọng. Quả dứa là một quả phức, phần ăn được gồm trục hoa và các lá bắc mọng nước, còn quả thật nằm trong các mắt dứa.
Cây thường ra hoa quả vào mùa hè
Ở Việt Nam hiện biết có trồng 4 giống sau:
+ Dứa ta (Ananas comosus spanish hay Ananas comosus sousvar red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt.
+ Dứa mật (Ananas comosus sousvar Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An.
+ Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
+ Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.

345- CỎ ĐUÔI LƯƠN

345- CỎ ĐUÔI LƯƠN



Cỏ đuôi lươn
 
CỎ ĐUÔI LƯƠN
Thân lông trắng, lá hình gươm
Tên em: Bối bối, Đuôi lươn, hoa vàng
Vốn loài cỏ dại mọc hoang
Phòng chữa sản hậu nhân dân hay dùng.
BXP

Sưu tập
Cỏ đuôi lươn tên khoa học Philydrum lanuginosum,chi Philydrum,Họ PhilydraceaeCỏ đuôi lươn, bộ Commelinales Thài lài
Cỏ đuôi lươn còn gọi Bối bối, Ðũa bếp. Cây thảo sống nhiều năm, cao 0,30-1,30m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá xếp hai dãy, hình gươm, dài đến 70cm, rộng ở gốc 1cm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông. Lá ở gốc phủ lên nhau, có khi tới 4 - 5 lá, dài và hẹp. Lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le.
Cụm hoa mọc thành bông 
ở ngọn. Lá bắc tồn tại như lá nhưng nhỏ, có lông hoặc không có lông. Hoa ra vào tháng 3 có màu vàng tươi, mọc so le, không cuống, cánh hoa 2, nhỏ, nhị 1; bầu 3 ô. Quả nang mảnh, hạt nhỏ. Hoa tháng 3. 
Thấy mọc hoang ở những vùng đầm lầy hay ẩm ướt, chịu cả loại đất phèn tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ và kéo dài tới các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... ra các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang...
Đây là loại cỏ thông dụng mà nhân dân Việt Nam dùng làm thuốc. Tại các cửa hàng bán lá ở Hà Nội, người ta còn bán để cho phụ nữ mua dùng trước và sau khi sinh nở (chữa bệnh hậu sản). 
- Phòng chữa chứng hậu sản: Lấy cây đuôi lươn khô 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa lở loét, sưng đau: Dùng cây đuôi lươn giã nát rồi xát vào chỗ sưng đau hoặc nấu thành nước rửa chỗ lở loét. Kết hợp uống trong lấy cây đuôi lươn 10 - 15g, sắc lấy nước uống trong ngày

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

337- DỨA DẠI


6-bộ Pandanales Bộ Dứa dại hay bộ Dứa gai
Bộ Dứa dại hay bộ Dứa gai (Pandanales) bao gồm 36 chi với 1.345 loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và cây thân thảo trông tương tự như dừa hay cọ. Bộ gồm 5 họ:
1- Cyclanthaceae Họ Hoàn hoa gồm 12 chi với 225 loài cây thân thảo trong, phân bổ tại khu vực nhiệt đới Tân thế giới (Trung Mỹ và Nam Mỹ).
2- Stemonaceae Họ Bách bộ gồm 3 chi với 27 loài dây leo hay cây thân thảo. (đã ST Bài 198: cây Bách bộ)
3- Triuridaceae Họ Háo rợp: Họ này chứa các loài thực vật dị dưỡng nấm, không chứa diệp lục, sống trên các thân cây gỗ mục trong khu vực nhiệt đới. Ở VN chỉ có một chi, 1 loài là Sciaphila clemensiae (cây háo rợp). 
4- Velloziaceae Họ Phỉ nhược thúyhọ này chứa khoảng 7-10 chi tại Nam Mỹ, miền nam châu Phi (bao gồm cả Madagascar), bán đảo Ả Rập và Trung Quốc.
5- Pandanaceae Họ Dứa dại hay họ Dứa gai (chỉ ST họ này)
7- Bộ Petrosaviales Vô diệp liên
Bộ này chỉ có một họ: Họ Vô diệp liên Petrosaviaceae, gồm hai chi:chi Japanolirion chỉ có một loàiJapanolirion osenseđặc hữu của Nhật Bản, Chi Vô diệp liênPetrosavia. Chi này có 3 loài, phân bổ tại Indonesia, Malaysia, Myanma, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (1 đặc hữu), Việt Nam. ( Không thông dụng nên không sưu tập)

337- DỨA DẠI

Cây dứa dại ở Làng Spa Kê Gà tại vùng biển Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
  
Quả dứa dại
DỨA DẠI
Lá dài hình dải, mép gai
Hoa đơn, mo trắng, thõng ngoài, rất thơm
Cụm quả xẻ góc, màu cam
Toàn thân vị thuốc, đọt còn làm rau.
BXP
Sưu tập
Dứa gỗ hay Dứa dạitên khoa học Pandanus odoratissimus, chi Pandanus,HọPandanaceae Họ Dứa dại hay Dứa gai, bộ Pandanales Bộ Dứa dại hay bộ Dứa gai
Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. 
Ra hoa quả vào mùa hè. 
Dứa dại thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào khắp nước ta. 

Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:
1. Lá non:Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...
2. Hoa:Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo....
3. Quả:Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...
4. Rễ:Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.
(Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống)

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

344- THÀI LÀI

2-bộ Commelinales Thài lài
+ Commelinaceae Họ Thài lài: Họ Rau Trai hay Thài lài Commelinaceaecó khoảng 60 loài ở Việt Nam gồm toàn các loài cỏ thân thảo mọng nước nên có khả năng tái sinh cao, nhổ gốc 1 cây rau Trai bỏ phơi khô cả tháng nhưng khi bỏ xuống chỗ đất ẩm là nó lại mọc rễ đâm chồi ngay. Hoa mấy cây họ rau Trai này thường nằm trong 1 cái lá bắc hình mo, ốp lại như cái vỏ sò.
- Đã sưu tập cây Lược vàng ở bài 238, sẽ sưu tập tiếp cây Thài lài.
+ Họ Haemodoraceae Họ Huyết bì thảo và Họ Hanguanaceae Họ Thuốc giun hay họ Hàng vân không sưu tập vì không có ở VN
+ Philydraceae Họ Cỏ đuôi lươn: sẽ sưu tập cây Cỏ đuôi lươn
+ Pontederiaceae Họ Lục bình hay họ Bèo tây đã sưu tậpcây Lục bìnhbài 91
344- THÀI LÀI




THÀI LÀI
Thài lài còn gọi rau trai
Xanh lơ hoa dại mọc ngoài đất hoang
Sinh sôi...sức sống tiềm tàng
Chữa nhiều bệnh, lại còn làm rau ăn.
BXP
Sưu tập
Thài lài tên khoa học Commelina communis L.,chi Commelina,Họ Commelinaceae Họ Thài lài, bộ Commelinales Thài lài
Cây thảo sống hằng năm cao 20-60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường rạp xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 4-9cm, rộng 1,5-2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt.
Hoa tháng 5-9, quả tháng 6-11. 
Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở ruộng khắp vùng Viễn đông. Ở nước ta và một số nước khác, người ta hái các ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn nên có tên là rau Trai. Người ta lấy toàn cây quanh năm để làm thuốc, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. 
Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp; 2. Viêm amygdal cấp, viêm hầu họng; 3. Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục; 4. Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ. Liều dùng 30-40g, dạng thuốc sắc. 
Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

343- MÓC

343- MÓC


Lá móc


MÓC
Hai lần lá kép lông chim
Bông mo phân nhánh, lợp lên...rất dài
Lá em có sợi rất dai
Dùng để khâu nón, áo tơi...đẹp, bền.
BXP
Sưu tập
Móc tên khoa học Caryota urens,chi Caryota,Họ Cau Arecaceae, Bộ Cau Arecales
Cây MócMiền Trung gọi là cây Đồng Đình, Miền Nam gọi là cây Đủng ĐỉnhThân cột thẳng, thường đơn, cao 10-15m, đường kính 40-50cm. Lá to dài 5-6m, hai lần lông chim, thùy lông chim hơi dai, có hình tam giác với mép ngoài dài hơn, có răng không đều về phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40cm, bao bởi 4 mo dài 30cm, lợp lên nhau, dài, các nhánh trải ngang, dài 30-40cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15mm, màu đỏ khi chín, vỏ quả ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạc ngọt, dễ chịu. Hạt 1-2, hình khối, có nội nhũ sừng. 
Loài phân bố từ Ấn Ðộ tới Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc hoang khá phổ biến ở vùng đồi núi, nhất là ở miền Trung trong rừng thứ sinh vùng trung du, cũng được trồng ở vườn để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, mũ lá. Bẹ móc có thể thu lượm quanh năm.
Lá có sợi rất dai dùng khâu nón, khâu tơi, làm bàn chải, làm chổi. Thân cây cắt ngang cho một lượng lớn dịch ngọt, mà khi cho bốc hơi một cách đơn giản, người ta được đường và khi thuỷ phân sẽ có rượu cọ, mô mềm của lõi thân chứa nhiều bột cũng tốt như bột cọ loại tốt. Nõn thân này thái nhỏ, luộc qua, bỏ nước hoặc chần qua nước sôi sau đó xào và nấu canh ăn. Quả Móc, nấu ăn không bóc vỏ sẽ gây cảm giác ngứa rát ở môi và lưỡi do có nhiều tinh thể hình kim trong vỏ quả giữa, nhưng tách phần này ra thì quả có vị ngọt, dễ chịu. Người ta thường tẩm giấm ngào với mật để ăn. Bẹ Móc được sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa ra máu, bạch đới, rong kinh băng huyết.
Cây Móc mô tả trên là cây móc thường (Caryota urens), nguồn Cây thuốc Việt nam ,Vietnamese medicinal plants, Viet nam medicinal plantstôi đã được biết. Còn câyMóc Cổng Chào Caryota mitis Lour là loài cây cảnh đẹp có nguồn gốc từ Ấn Độ, Mianma, Malaixia, Đông Dương. Cây gỗ mọc bụi nhỏ, đâm chồi nhiều ở gốc, thân mảnh, cao 2 – 3m, có nhiều sợi do bẹ lá để lại. Lá kép lông chim 2 lần, dài trên 2m, cuống chung lớn khía rãnh, lá phụ mọc cách, mép có răng không đều, mép dưới men theo cuống. Cụm hoa dày đặc có 4 – 6 mo lớn dần ở đỉnh. Bông mo dài 30 – 40cm phân nhánh nhiều buông xuống mang hoa dày đặc. Quả hình cầu nhẵn đen, gốc có đài còn lại, 1 hạt. Tên khác: Clustered fish – tail palm, Caryota drageonnant. (Nguồn: Trần Hợp, năm 1998. Cây xanh và cây cảnh)