Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

B.33- GIÁN ÚC


Sưu tập :

Gián Úc - Periplaneta australasiae

Gián Úc - Periplaneta australasiae là một loài gián, có cánh, có chiều dài 30–35 mm. Chúng có màu nâu. Bề ngoài rất tương tự gián Mỹ và có thể bị nhầm lẫn với nó một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó là hơi nhỏ hơn so với gián Mỹ, có lề màu vàng trên ngực, và sọc màu vàng ở hai bên của nó gần chân cánh.
Mặc dù tên của nó, gián Úc là một loài phân bố toàn cầu, và là một loài được du nhập Úc

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.32- GIÁN MỸ


Sưu tập :

Gián Mỹ - Periplaneta americana

Gián Mỹ (hay còn gọi gián nhà), tên khoa học Periplaneta americana, còn được biết đến như là loài rệp nước, rệp nước bay và ở một số nơi phía Nam gọi là rệp cọ. Chúng là loại lớn nhất, có thể dài tới 3,8 cm hoặc hơn. Chúng có màu nâu đỏ, có màu nâu nhạt và vàng ở mặt trên phần bụng. Cả con đực và con cái đều có cánh. Cánh của con đực hơi kéo dài hơn phần bụng, trong khi đó của con cái thì vừa bằng với phần bụng.[1]
Gián nhà phân bố toàn cầu, là loài côn trùng ưa thích môi trường ẩm, ấm và tối, sống gần người.
Gián nhà có màu nâu sẫm, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng
Đầu gián do một số đốt của phần trước cơ thể hợp thành. Tuy nhiên, ở dạng trưng thành không thể phân biệt được ranh giới giữa các đốt. Gián nhà có kiểu đầu miệng dưới (hypognathous), vì miệng hướng xuống dưới
Trên đầu có một đôi mắt kép, một đôi mắt đơn, một đôi anten và phần phụ miệng. Mắt của Gián nhà khá lớn, màu đen. Trên bề mặt của mắt kép có một đôi anten hình sợi, vuốt nhỏ về phía đầu và gồm hàng trăm đốt. Đốt gốc lớn nhất và nằm trong hốc anten. Phía dưới hốc anten là một mắt đơn rất nhỏ màu trắng.
Vùng giữa hai mắt kép về phía trước là trán. Phía dưới trán là gốc môi, giữa môi và gốc môi có một ngấn ngang. Hai bên mé trán là má. Phía sau má là gáy. Sau gáy là chẩm bao quanh lỗ chẩm. Đầu thông với ngực qua lỗ chẩm
Phần phụ miệng gián nhà là kiểu nhai nghiền điểm hình. Gồm có: Môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới, môi dưới và tấm hạ hầu. Môi trên (labrum) là một phiến cuticun cứng, hình chữ nhật, hai góc phía trước lượn tròn. Mặt trong của môi trên là một lớp màng mềm, có nhiều cơ quan cảm giác hóa học. Hàm trên là một khối cuticun cứng, màu đen, phần ngoài có răng nhọn, sắc, dùng để cắt thức ăn.
Gốc hộp sọ có một khớp lồi và một khớp lõm ở phía dưới má. Hàm dưới gồm hai đốt: đốt gốc (cardo) và đốt ngọn (stipes). Đốt gốc ngắn, khớp với đầu ở sau khớp hàm trên, phía dưới gáy. Đốt ngọn có xúc biện hàm dưới hay còn gọi là pan hàm dưới có năm đốt, với nhiều cơ quan cảm giác hóa học và cơ học. Ở ngọn đốt gốc còn có tấm nghiền ngoài và tấm nghiền trong. Môi dưới do đôi hàm dưới hai gắn lại tạo thành. Môi dưới gồm hai phần: phần gốc hay tấm dưới cằm do hai đốt gốc kết hợp lại. Phần ngọn hay cằm,do hai đốt ngọn kết hợp lại, cằm mang đôi xúc biện môi dưới (hay còn gọi là pan môi dưới), có chức năng cảm giác, gồm 3 đốt. Cằm có hai phiến lưỡi (glossa) và hai tấm bên lưỡi (paraglossa), tương đương với lá nghiền ngoài và lá nghiền trong của hàm dứoi. Tấm dứoi hầu (hypopharhynx) là một khối mô mềm ở trong xoang miệng, sát ngay gốc môi dưới, chia xoang miệng thành hai xoang nhỏ. Xoang phá trên là xoang thức ăn. Xoang dưới là xoang nước bọt. Lỗ tuyến nước bọt ở gốc tấm hạ hầu

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.31- GIÁN PHƯƠNG ĐÔNG


Sưu tập :

Gián phương Đông - Blatta orientalis

Gián phương Đông, tên khoa học Blatta orientalis, là một loài gián lớn. Chiều dài khoảng 1 (2,5 cm) lúc trưởng thành. Nó có màu nâu sẫm đến đen và có một cơ thể bóng. Các Gián phương Đông có ngoại hình hơi khác nhau so với con đực. Con cái có một cơ thể rộng hơn so với con đực

Nguồn : Wikipedia & Internet

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

B.30- GIÁN LỐM ĐỐM


Sưu tập :

Gián lốm đốm - Nauphoeta cinerea

Nauphoeta cinerea là một loài gián nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Bắc châu Phi, và phân bố rộng khắp do mối tương hợp của nó với con người.
Sinh sản
Con cái của loài này có khả năng sinh sản đơn tính (nghĩa là không cần con đực).

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.29- GIÁN KHỔNG LỒ

3- Bộ Blattodea (Gián)

Blattodea theo phân loại hiện nay là một bộ bao gồm các loài gián và mối. Trước đây, mối được đặt vào bộ riêng, Isoptera, nhưng nghiên cứu di truyền cho thấy giữa chúng có mối quan hệ gần gũi, cả gián và mối tiến hóa từ một tổ tiên chung. Blattodea và bọ ngựa (bộ Mantodea) nay được đặt trong siêu bộ Dictyoptera. Có chừng 4.400 loài gián trong 500 chi, và khoảng 3,000 loài mối trong 300 chi.

B.29- GIÁN KHỔNG LỒ
Sưu tập :

Gián khổng lồ hay Gián núi Table - Aptera fusca

Gián núi Cape, Gián khổng lồ hay Gián núi Table - Aptera fusca là một loài gián lớn phổ biến rộng rãi trên thảm thực vật thấp trong khu vực mở trong quần xã sinh vật cây bụi của Cape Tây của khu vực Nam Phi. Con cái trưởng thành có thể dài từ 30 đến 40 mm (1,2-1,6 in). Con đực nhỏ hơn một chút (chiều dài cơ thể 29 mm (1.1 in)) và có cánh màu nâu sẫm, mà không có ở con cái.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.28- Góc thú vị về thế giới chuồn chuồn kim


ThienNhien.Net – Ẩn đằng sau vẻ đẹp mong manh và nhỏ nhắn của loài vật này là cả một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và lý thú, thậm chí điều thú vị có thể được tìm thấy ngay trong cách chúng thực hiện chức năng sinh sản.
Tập tính giao phối ở loài chuồn chuồn nói chung, chuồn chuồn kim nói riêng khá phức tạp và lý thú. Các con đực phải “chiến đấu” để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình; khi con cái xuất hiện, chúng bay xung quanh con cái ve vãn và ngăn không cho các con đực khác đến gần. Khi giao phối, phần phụ sinh dục đực ở đốt bụng cuối của con đực “khóa” chặt vào phần trên của ngực trước ở con cái, trong khi đó con cái đưa máng đẻ của mình áp chặt vào phía dưới đốt bụng thứ hai của con đực để nhận tinh trùng, tư thế này tạo thành hình “bánh xe” hoặc trái tim, giúp chúng có thể vừa bay vừa thực hiện hành vi giao phối một cách dễ dàng.


Con đực móc đuôi vào đầu con cái
Hai con kết thành hình trái tim
“Giao duyên” nhưng vẫn dễ dàng bay lượn và đậu đỗ
Chuồn chuồn kim tuy sống ở trên cạn nhưng lúc sinh sản, trứng lại được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ và các khu vực ẩm ướt. Điểm đặc biệt là từ thời gian giao phối đến khi đẻ trứng, cả hai con không hề rời nhau. Chuồn chuồn đực tiếp tục “khóa” con cái cho đến khi chúng đẻ trứng xong. Ở một số loài chuồn chuồn khác, con đực không cắm đuôi vào cơ thể con cái mà chỉ bay xung quanh hoặc đứng gần để làm nhiệm vụ “cảnh giới” .
Con cái đẻ trứng còn phải “đội” cả con đực trên đầu

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

B.27- CHUỒN CHUỒN KIM CÁNH RỘNG MÀU LAM




Sưu tập :

B.27- Chuồn chuồn kim cánh rộng màu lam - Calopteryx virgo

Chuồn chuồn kim cánh rộng màu lam - Calopteryx virgo. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.26- CHUỒN CHUỒN KIM CÁNH RỘNG MÀU ĐỒNG







Sưu tập :

B.26- Chuồn chuồn kim cánh rộng màu đồng - Calopteryx haemorrhoidalis

Chuồn chuồn kim cánh rộng màu đồng - Calopteryx haemorrhoidalis. Loài này được Vander Linden mô tả khoa học đầu tiên năm 1825

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.25- CHUỒN CHUỒN KIM CÁNH RỘNG TÂY NAM ÂU


Sưu tập :

B.25- Chuồn chuồn kim cánh rộng tây nam Âu - Calopetryx xanthostoma

Chuồn chuồn kim cánh rộng tây nam Âu - Calopetryx xanthostoma Loài này được Charpentier mô tả khoa học đầu tiên năm 1825.

Nguồn : Wikipedia & Intern

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

B.24- CHUỒN CHUỒN KIM CÁNH RỘNG CÓ DẢI MÀU


B.24- Chuồn chuồn kim cánh rộng có dải màu - Calopteryx splendens

Chuồn chuồn kim cánh rộng có dải màu - Calopteryx splendens. Loài này được Harris mô tả khoa học đầu tiên năm 1782

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.23- CHUỒN CHUỒN KIM MACULATA


Sưu tập :

Chuồn chuồn kim Maculata - Calopteryx maculata

Calopteryx maculata là loài chuồn chuồn trong họ Calopterygidae. Loài này được Palisot de Beauvois mô tả khoa học đầu tiên năm 1805

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.22- CHUỒN CHUỒN KIM EXUL


Sưu tập :

Chuồn chuồn kim exul - Calopteryx exul

Chuồn chuồn kim exul - Calopteryx exul là một loài chuồn chuồn kim thuộc họ Calopterygidae. Loài này có ở Algeria, Maroc, và Tunisia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là sông ngòi. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống.

Nguồn : Wikipedia & Internet

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

B.21- CHUỒN CHUỒN KIM YOSHIKOEA


Sưu tập :

B.21- Chuồn chuồn kim Yoshikoae - Noguchiphaea yoshikoae

Mô tả: Con đực: Cơ thể có màu xanh ánh kim. Anten màu đen; môi dưới hơi vàng. Hàm trên màu đen với đốm lớn màu vàng ở bên cạnh. Phần trên ngực màu xanh ánh kim, giữa hai bên ngực ánh vàng, và mặt dưới ngực có màu vàng chanh. Chân màu đen trừ khớp háng và chỗ đốt chuyển có màu vàng nhạt. Cánh trong suốt, đầu mút đôi cánh trước (forewings) có một đốm tròn nhỏ màu đen; đôi cánh sau (hindwings) hoàn toàn trong suốt; không có điểm cánh (pterostigma). Bụng dài và mảnh, màu xanh ánh kim; mặt trên của các đốt 8-10 phủ màu trắng sữa dễ nhận biết.
Con cái: Hình dạng ngoài tương tự con đực, tuy nhiên cánh hoàn toàn trong suốt, không có đốm tròn màu đen ở đầu mút đôi cánh trước.
Kích thước: Cánh sau dài 30-35 mm; bụng (bao gồm phần phụ sinh dục) dài 39-46 mm.
Sinh thái học: Là loài chỉ xuất hiện muộn vào thời điểm cuối năm (khoảng tháng 11, 12). Chúng có kích thước cơ thể mảnh mai, thường sinh sống xung quanh các con suối sạch, nước chảy chậm, nền đáy có nhiều đá và thảm mục. Con đực thường bay ra ngoài nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, con cái thì thường ẩn nấp trong tán lá cây, đẻ trứng vào thân cây mục hoặc cành khô trên mặt nước.
Phân bố: Ở Việt Nam: VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG Xuân Sơn (Phú Thọ).
Trên thế giới: Thái Lan (Doi Ithanon, Doi Suthep).

Nguồn : SVRVN & Internet