Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Bạn đọc thân mến!

Bạn đọc thân mến!
Tôi mê sưu tập như người nghiện thuốc lào “đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Tới nay tôi đã bước vào tuổi 81 được trên 07 tháng, sống chung với bệnh Tiền đình đã 58 năm mà vẫn còn trụ được đã là quá tốt rồi. Tuổi ngày càng cao, sức ngày một yêu, tất nhiên mắt phải kém đi. Sưu tập không như đi cày, nó đòi hỏi cả thể lực và trí tuệ, nhất là mắt. Tôi vốn khát học, lại ưa sự chính xác. Sưu tập một loài hoa, chim, côn trùng …, khi lấy hình phải xác định được tên khoa học đủ hai thành phần, phần trước chỉ Chi, phần sau chỉ loài. Một loài có thể có nhiều tên Việt, một tên Việt có thể chỉ nhiều loài, nhưng tên khoa học chỉ chính xác loài ấy thôi. Sưu tập của tôi chỉ để vui, không phải nghiên cứu khoa học nên tôi lược bỏ phần thứ ba tên người tìm ra lần đầu. Mắt kém gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác ảnh đúng với loài đang st. Điều nữa, tôi st vươn ra hệ sinh thái toàn cầu, dựa vào trang wikipedia tiếng Việt nó rất sơ sài. Tôi đã mò mẫm tìm được trang wikipedia tiếng nước ngoài, đưa vào google dịch thì nó dịch rất ngây ngô, còn sót lại nhiều từ tiếng Anh đưa vào dịch không được, cũng có người dịch giúp, nhưng st hàng trăm bài thì sao ổn. Tôi cứ tự mò mẫm … và đã tìm được cách dịch tương đối tốt, tạo thuận lợi lớn cho st. Khi tôi mò vào Bộ cánh vẩy thì chao ôi! Biết bao điều kỳ thú cuốn hút tôi : những con bướm ngày lộng lẫy, những con bướm đêm với những ấu trùng kỳ hình dị dạng, khiến cho tôi mê mẩn.
Tôi quyết định sưu tập lại chi tiết Bộ cánh vẩy, theo đúng trình tự hệ thống tiến hóa của bộ này.
Bộ này rất lớn, phân làm hai loại ; Bướm (bướm ngày) và Ngài (bướm đêm). Bướm đêm có khoảng 250.000 loài, bướm ngày chiếm 1/10 (25.000). Tôi chỉ sưu tập lấy 05 phần nghìn thôi cũng đã trên ngàn rồi.
Ra Giêng, ngày rộng tháng dài, tôi sẽ cống hiến cho bạn đọc st Bộ cánh vẩy.
Chúc bạn đọc sang năm mới Kỷ Hợi đạt mọi sự cát tường như ý.
Bùi Xuân Phượng
30.01.2019

B.890- HỌ RHYACOPHILIDAE

B.890- HỌ RHYACOPHILIDAE


































Sưu tập :

B.890-Họ Rhyacophilidae
Rhyacophilidae là một họ côn trùng trong bộ Cánh lông. Ấu trùng của họ này sống tự do và hầu hết các loài là săn mồi. Chi lớn nhất là Rhyacophila với gần 500 loài phân bố ở phía bắc Bán cầu

Rhyacophila fasciata

Rhyacophila fasciata là một loài Trichoptera trong họ Rhyacophilidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc.

Nguồn : Wikipedia & Internet

Tới đây tôi đã hoàn thành Bộ sưu tập côn trùng với 890 bài của 27 Bộ và 229 loài Bướm thuộc Bộ cánh vẩy, cộng là 1219 bài của 28 Bộ, hoàn thiện Bộ STCT.

B.889- HỌ PHILOPOTAMIDAE

B.889- HỌ PHILOPOTAMIDAE
Sưu tập :

B.889-Họ Philopotamidae Philopotamidae là một họ côn trùng trong bộ Cánh lông

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.888- HỌ GOERIDAE

B.888- HỌ GOERIDAE
Sưu tập :

B.888- Họ Goeridae Goeridae là một họ côn trùng thuộc bộ Trichoptera.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.887- HỌ PSYCHOMYIDAE

B.887- HỌ PSYCHOMYIDAE
 
assimilis
Psychomyia pusilla
Sưu tập :

B.887- Họ Psychomyiidae Psychomyiidae là một họ côn trùng trong bộ Cánh lông. Các loài trọng họ này đặc biệt rất giống với các loài trong họ Polycentropodidae, nhưng chúng khác nhau ở đặc điểm đốt chân. Ấu trùng cũng có khuynh hướng làm ống tơ.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.886- BỘ CÁNH LÔNG

B.886- BỘ CÁNH LÔNG
Sưu tập :

B.886- Bổ xung 11- Bộ Cánh lông Trichoptera

Trichoptera là một bộ côn trùng với khoảng 12.000 loài đã được miêu tả. Chúng là các loài côn trùng giống ngài có 2 cặp cánh màng có lông. Chúng có mối quan hệ gần gũi với Lepidoptera, và các bộ này cùng nằm trong liên bộ Amphiesmenoptera.
Họ Polycentropodidae Polycentropodidae là một họ côn trùng trong bộ Cánh lông

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.885- RUỒI BỌ CẠP

B.885- RUỒI BỌ CẠP



Panorpa communis đực
Panorpa communis cái
Sưu tập :

Bổ xung 10- Bộ Mecoptera (Cánh dài)
Bộ Cánh dài, tên khoa học Mecoptera (từ tiếng Hy Lạp: Meco- = "dài", -ptera = "cánh"), là một bộ côn trùng với khoảng 550 loài trong chín họ trên toàn thế giới. Mecoptera đôi khi được gọi ruồi bọ cạp vì con đực của họ lớn nhất của bộ là Panorpidae có bộ phận sinh dục to mà trông giống như ngòi của một con bọ cạp. Bittacidae, hoặc ruồi treo cổ, là một họ nổi tiếng được biết đến với nghi lễ giao phối phức tạp, trong đó những con cái chọn bạn tình dựa trên chất lượng của món quà con mồi được cung cấp bởi những con đực khác nhau

B.885- Ruồi bọ cạp - Panorpa communis

Ruồi bọ cạp - Panorpa communis là một loài ruồi trong Bộ Cánh dài bản địa của vùng Tây Âu. Ruồi bọ cạp thuộc nhóm Dicerapanorpa còn phát triển cặp sừng hậu môn to bè giống như nọc bò cạp.
Đặc điểm : Ruồi bọ cạp là một loài côn trùng nhưng nó lại tiến hóa ngòi như ngòi bọ cạp ở phần bụng dưới và ngòi của chúng không có ngạnh. Ruồi bọ cạp phát triển cặp sừng giúp các con đực bám chặt được vào con cái, khiến ruồi bọ cạp cái không thể chống cự hoặc chạy thoát. Sự tiến hóa này xảy ra ở một số các loài ruồi bọ cạp, do đó con đực có thể níu giữ con cái và kéo dài thời gian giao phối, cặp sừng ở hậu môn của ruồi bọ cạp là công cụ quan trọng để loài này giao phối và ruồi bọ cạp đực kiểm soát bạn tình.
Sinh sản
+ Ruồi bọ cạp đực dùng khá nhiều thời gian để tán tỉnh ruồi bọ cạp cái. Con đực tiết ra chất pheromones nhằm mời gọi, hấp dẫn con cái. Sau đó, con đực còn phải khoe mẽ bằng cách đập cánh thật mạnh và cong lên hạ xuống phần bụng tới hàng giờ đồng hồ, cho tới khi con cái đồng ý giao phối. Khi con cái đồng ý quan hệ, con đực dùng sừng hậu môn kẹp chặt lấy bụng con cái, kìm chặt bạn tình quan hệ từ 70-140 phút dù sau đó con cái có không muốn tiếp tục.
+ Trong quá trình giao phối, con đực sẽ tặng con cái món quà mà nó tiết ra từ tuyến nước bọt. Con đực tiếp tục giao phối trong khi con cái ăn. Cũng có nhiều con đực không tiết nước bọt nhưng vẫn bám chặt giao phối bất chấp con cái giãy giụa. Sừng hậu môn và ngàm của con đực rất chắc khỏe. Mặc dù con đực có quan hệ bạo lực thế nào, con cái vẫn có quyền quyết định chọn cha cho các con mình bằng cách chỉ đón nhận nhiều tinh trùng hơn từ các con đực có tặng quà.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.884- BỘ CÁNH VUỐT

B.884- BỘ CÁNH VUỐT
Sưu tập :

B.884- Bổ xung 09- Bộ Strepsiptera (Cánh vuốt)

Bộ Cánh vuốt, tên khoa học Strepsiptera (tạm dịch: "cánh xoắn", dẫn đến tên chung của côn trùng, ký sinh trùng cánh xoắn), là một bộ côn trùng với 9 họ còn tồn tại với khoảng 600 loài. Ấu trùng giai đoạn đầu và cá thể đực trưởng thành đoản thọ sống tự do, nhưng hầu hết thời gian chúng sống ký sinh trong côn trùng khác chẳng hạn như ong, ong bắp cày, bọ nhảy, bọ bạc và gián

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.883- KIẾN SƯ TỬ PICTIFRONS

B.883- KIẾN SƯ TỬ PICTIFRONS
Sưu tập :

B.883- Kiến sư tử Pictifrons - Myrmeleon pictifrons

Kiến sư tử Pictifrons là một loài côn trùng trong họ Kiến sư tử Myrmeleontidae. Nó có nguồn gốc từ khu vực Úc và là một trong hơn 2000 loài antlion đã được ghi nhận trên toàn cầu.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.882- KIẾN SƯ TỬ MOBILIS

B.882- KIẾN SƯ TỬ MOBILIS
Sưu tập :

B.882- Kiến sư tử Mobilis - Myrmeleon mobilis
Myrmeleon Mobilis là một loài antlion thuộc họ Myrmeleontidae. Nó được tìm thấy ở Bắc Mỹ.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.881- KIẾN SƯ TỬ MEXICANUS

B.881- KIẾN SƯ TỬ MEXICANUS
Sưu tập :

B.881- Kiến sư tử Mexicanus - Myrmeleon mexicanus

Myrmeleon mexicanus là một loài Kiến sư tử thuộc họ Myrmeleontidae. Nó được tìm thấy ở Trung Mỹ và Bắc Mỹ

Nguồn : Wikipedia & Internet

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

B.880- KIẾN SƯ TỬ IMMACULATUS

B.880- KIẾN SƯ TỬ IMMACULATUS
Sưu tập :

B.880- Kiến sư tử Immaculatus - Myrmeleon immaculatus

Myrmeleon immaculatus là một loài Kiến sư tử thuộc họ Myrmeleontidae. Nó được tìm thấy ở Trung Mỹ và Bắc Mỹ

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.879- KIẾN SƯ TỬ EXITIALIS

B.879- KIẾN SƯ TỬ EXITIALIS
Sưu tập :

B.879- Kiến sư tử Exitialis - Myrmeleon exitialis

Myrmeleon exitialis là một loài Kiến sư tử thuộc họ Myrmeleontidae. Nó được tìm thấy ở Bắc Mỹ.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.878- KIẾN SƯ TỬ FORMICARIUS

B.878- KIẾN SƯ TỬ FORMICARIUS


 
Sưu tập :

Chi Myrmeleon
Myrmeleon là một chi kiến sư tử trong phân họ Myrmeleontinae. Các loài trong chi ăn kiến và một số loài là con mồi của dế Schizodactylus inexspectatus. 

B.878- Kiến sư tử Formicarius - Myrmeleon formicarius

Loài sư tử kiến ​​(Myrmeleon formicarius) là một loài thần kinh thuộc họ merteleóntidos. Nó được phân phối ở châu Âu và Bắc Á. Tên của nó là "kiến sư tử" là do trong giai đoạn ấu trùng của nó, con mồi chính của nó là những con kiến ​​rơi vào các lỗ mà chúng xây dựng trên đất cát; Ngoài ra, do sự thèm ăn của nó, người ta thường coi rằng sự phàm ăn của nó giống như một con sư tử.
Mô tả : Con trưởng thành có hai đôi cánh trong suốt với xương sườn tối màu. Sải cánh của cánh trước đạt 33 đến 40 mm. Chiều dài của bụng là 20 đến 28 mm. Đầu màu đen hoặc nâu
Thức ăn : Sống ở khu vực mở và khô ráo. Ấu trùng đào một cái hang hình phễu trong đất mềm, tốt nhất là trên cát (ở một nơi thường được bảo vệ khỏi mưa), nơi nó bắt những con côn trùng nhỏ. Cô ấy được đặt ở phần dưới của khoang, nơi đôi khi đầu của cô ấy nổi lên và chúng mở rộng sự căng thẳng với bộ hàm mạnh mẽ, cong, di động cao. Nếu cần thiết, sử dụng đầu như một cái xẻng, trong đó ném các hạt cát để đẩy nhanh sự sụp đổ của con đập. Bạn cũng có thể thao tác một cành cây mỏng, với cùng một mục tiêu. Khi con mồi nằm trong tầm tay, pike, tiêm các enzyme, hóa lỏng các cơ quan nội tạng, sau đó hút chất lỏng dinh dưỡng và ném hài cốt ra khỏi hang.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.877- KIẾN SƯ TỬ CHÂU ÂU

B.877- KIẾN SƯ TỬ CHÂU ÂU
Sưu tập :

Chi Euroleon
B.877- Kiến sư tử châu Âu - Euroleon nostras

Euroleon nostras là một loài côn trùng trong họ Myrmeleontidae thuộc bộ Neuroptera. Loài này được Geoffroy in Fourcroy miêu tả năm 1785.
Loài này sinh sống ở các vùng ôn đới lạnh, với chiều dài cánh vào khoảng chừng 2–15 cm.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.876- HỌ KIẾN SƯ TỬ

B.876- HỌ KIẾN SƯ TỬ
Sưu tập :

B.876- Họ Kiến sư tử

Họ Kiến sư tử - Myrmeleontidae hay còn gọi là Cúc hay Cút là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh gân (Neuroptera), có tuổi thọ khá ấn tượng lên tới 30 năm. Họ Kiến sư tử bao gồm 2 nghìn loài với chi được biết đến nhiều nhất trong họ này là chi cùng tên (Myrmeleo).
Chúng có thể nâng được những vật có trọng lượng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể và đặc biệt vẫn có thể sống sót sau 24 giờ bị rơi xuống nước.
Mô tả và đời sống sinh thái
Kiến sư tử phân bố trên khắp địa cầu, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng đất cát và khô. Ấu trùng của kiến sư tử ăn các loài chân khớp nhỏ - chủ yếu là kiến (đó là nguồn gốc của cái tên "kiến sư tử") - trong khi đó kiến sư tử trưởng thành ăn mật hoa, phấn hoa, hoặc một số loài thì ăn thịt các loại chân khớp nhỏ khác.
Kiến sư tử trưởng thành có hai cặp cánh dài, hẹp và có nhiều gân - trong đó các gân đỉnh và phần bụng của chúng thì dài và thon. Mặc dù các loài cúc trưởng thành có hình dạng giống như chuồn chuồn hay chuồn chuồn kim, cúc và chuồn chuồn nằm trong hai bộ côn trùng hoàn toàn khác nhau. Có thể phân biệt cúc với chuồn chuồn kim nhờ vào đặc điểm râu của kiến sư tử/cúc có phần đầu phình to lên như một quả chùy và đồng thời râu có chiều dài rất lớn, có thể bằng ngực và bụng cộng lại. Đồng thời, cánh của kiến sư tử và của chuồn chuồn cũng khác nhau. Kiến sư tử cũng là loài bay kém và chỉ xuất hiện vào ban đêm để tìm bạn tình, vì vậy rất khó tìm thấy cúc trưởng thành trong tự nhiên vì giờ cao điểm của chúng là vào chiều tối. Tuy nhiên ở các vùng khô nóng như hoang mạc, kiến sư tử hoạt động rất tích cực đến mức có thể gây nhiều phiền toái, và một vết cắn của cúc thì khá là đau.
Lỗ cúc : Ấu trùng của một con cúc với kích thước trung bình sẽ đào một cái hang hình phễu sâu chừng 2 inch (5,08 cm) và rộng chừng 3 inch (7,62 cm) để bẫy con mồi. Việc đào hang này cũng được ghi nhận ở một họ của ruồi là Vermileonidae. Sau khi đánh dấu vị trí đào hang thích hợp bằng một đường xoi hình tròn, con cúc bắt đầu đào hang bằng việc dùng phần chót bụng để xúc cát lên. Với sự giúp đỡ của một chân trước, nó xúc từng đống cát một và dùng bụng hất tung đống cát về phía trước đầu. Bằng cách đó, từ chu vi con cúc tiến dần về trung tâm của hang. Cái hang dần dần sâu hơn cho tới khi góc dốc của hang đạt tới giá trị gọi là góc phản ứng tới hạn - tức là góc dốc lớn nhất mà bề mặt cát có thể giữ ổn định và chỉ cần một chút dao động kiến cho góc dốc tăng lên thì bề mặt cát sẽ sụt lở. Sau khi cái hang đã được đào xong, con vật chui xuống đáy, chống đít xuống dưới đất, đầu ngửng lên trời và chôn thân mình ngập trong lòng cát, chỉ chừa cái hàm sắc nhon lên trên.
Như đã nói, vì góc dốc của hang đạt giá trị góc phản ứng tới hạn, cái hang này sẽ dễ dàng sạt lở khi một động vật nhỏ (tỉ như kiến) vô tình đặt chân vào và sự sạt lở này sẽ khiến con vật trượt chân té xuống lòng hố, nơi kiến sư tử chờ sẵn. Nếu như con mồi bằng cách nào đó cố gắng bò lết lên được miệng hố, con cúc sẽ hất tung đất cát ở đáy hố lên trên khiến cát ở hố liên tiếp bị sạt lở và kéo con mồi xuống đáy.
Con mồi của kiến sư tử khá đa dạng, từ các loại côn trùng nhỏ như kiến cho tới một số loài chân khớp nhỏ khác, kể cả nhện. Như đã nói, những chiếc gai nhọn ở hàm cúc có một đường ống rỗng bên trong giúp nó hút chất dịch cơ thể của con mồi. Sau khi tiêu thụ hết "thịt", cái vỏ rỗng của nạn nhân sẽ được con cúc hất ra khỏi hang để các con vật khác không biết rằng hang này từng chứa nhiều nạn nhân của cúc. Cái hang được kiến sư tử tiếp tục chỉnh trang lại để đón con mồi mới.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.875- HỌ CONIOPTERYGIDAE

B.875- HỌ CONIOPTERYGIDAE
Sưu tập :

B.875- Họ Coniopterygidae

Coniopterygidae là một họ côn trùng có cánh trong bộ Cánh gân (Neuroptera). Họ này có khoảng 460 loài còn sinh tồn đã được biết đến.

Nguồn : Wikipedia & Internet