Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

1.957- THIÊN LÝ QUANG DẠNG CÚC



THIÊN LÝ QUANG DẠNG CÚC

Cây thảo nhiều năm, mọc thẳng đứng
Lá thon hẹp, mép xẻ thùy sâu
Hoa màu vàng, bao nhiều lá bắc nhọn
Vị đắng, tính bình, trị sườn dưới tê đau.

BXP

Sưu tập

Thiên lý quang dạng cúc - Senecio chrysanthemoides, Chi Senecio, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc thẳng đứng, cao 40-80cm, phần trên thường có lông tơ, phần dưới không lông. Lá mọc so le, các lá ở gốc có phiến hơi mũi mác, đầu tròn, gốc có tai tròn, mép có răng đều đều, thưa, gân phụ 6-7 cặp; các lá ở thân thon, lần lần hẹp đi, cuống ngắn hơn phiến, mép xẻ thùy sâu. Hoa đầu trên cuống dài, bao chung có nhiều hàng lá bắc nhọn; hoa ngoài 10-12 cái có lưỡi màu vàng, to 6 x 2,5mm, có 5 gân, ở đầu có 3 răng, hoa ống cao 4,5mm. Quả bế có lông mào trắng dài 4mm.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp trong rừng thường xanh núi cao miền Bắc.
Công dụng: Vị đắng, tính bình. Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ được dùng trị đòn ngã tổn thương, ứ tích lạnh đau, ung sang thũng độc và sưng vú. Toàn cây được dùng trị tê đau vùng dưới sườn, ho, dùng ngoài trị mụn nhọt chưa lở, vô danh thũng độc.

Ghi chú: Qua mẫu vật lưu trữ ở Viện Dược liệu, có cây Phòng lưng lửng - Senecio calthaefolius Hook, mọc ở Sapa (Lào Cai) ra hoa vào tháng 5, được dân gian dùng làm thuốc trị nôn mửa, rất gần với cây Thiên lý quang dạng cúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét