B.2.105- BƯỚM NÂU LỚN





Sưu tập :

B.2.105- Bướm nâu lớn - Appias lyncida

Đặc điểm nhận dạng:Con đực có màu trắng ở mặt trên với viền đen hoặc nâu sô cô la, và những nét trang trí màu vàng chanh sáng và màu nâu sô cô la. Con cái màu trắng xem kẽ với nhiều đám màu nâu tối. Loài thể hiện tính lưỡng hình theo mùa. Dạng mùa mưa: con đực: trắng ở phía trên với viền và gờ ngoài màu xanh nhạt hình răng cưa trang trí ở cánh trước. Cánh sau có viền răng cưa ở mép ngoài cánh, màu xanh nhạt viền phía trong. Mặt dưới có màu vàng sáng và mép viền ngoài màu sô cô la tối. Rất dễ nhận biết nhờ màu sắc đặc trưng của mặt dưới cánh sau và hình dạng cánh trước. Mặt trên màu trắng với viền cánh trước màu đen dạng răng cưa lớn, viền cánh sau màu đen. Con cái hiếm gặp, phần lớn cánh có màu đen và tối màu hơn nhiều. Sải cánh:55 - 70mm.
Sinh học sinh thái: Là loài bướm ưa rừng, thích những vùng đất mưa cao đến 3000 fít. Bay nhanh và nhanh chóng đỗ xuống mặt đất. Chúng thường chọn những khu rừng nhiệt đới, dọc theo bờ suối. Con đực thường thấy bay xung quanh các bụi rậm hoặc các cây. Chúng thường "tụ họp" với những loài khác, đôi khi bay thành từng đàn lớn. Thường ghé thăm những bông hoa như hoa cỏ roi ngựa....Thường xuất hiện chung với các loài khác thuộc họ bướm Phấn. Phổ biến, cả khu vực thành thị. Đẻ trứng trên cây bún Crataeva religiosa và Cáp gai nhỏ Capparis micrantha, Capparis roxburghii, họ Màn màn Capparaceae. Sâu non có màu xanh hơi nâu, sâu tuổi cuối chuyển sang màu xanh và có hình dạng đặc trưng cho sâu của họ Pieridae. Loài này có nhiều ở rừng phục hồi thứ sinh và một số lượng lớn bướm đực có thể gặp đậu thành đàn ở những đám đất ẩm bên lề đường và dọc theo bờ suối. Bướm cái hiếm gặp hơn và thường phân bố hạn chế trong rừng. Loài này hầu như phổ biến ở những vùng đất thấp mặc dù có thể gặp chúng ở mọi độ cao.
Phân bố:Nam và Đông Nam Á: Ấn Độ, Xri Lanka, Mianma, Đài Loan, Hải Nam và Nam Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Philippin, Thái Lan, Đông Dương. Phân bố rộng ở Việt Nam.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet