Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

2100- MÓC


(Sưu tập lại Bộ Cau)

MÓC

Hai lần lá kép lông chim
Bông mo phân nhánh, lợp lên...thật dài
Lá em có sợi rất dai
Dùng để khâu nón, áo tơi...đẹp, bền.

BXP

Sưu tập lại Bài 344

Móc - Caryota urens, Chi Caryota, họ Cau - Arecaceae, 16- bộ Arecales Bộ Cau (nhánh 4)

Mô tả: Thân cột thẳng, thường đơn, cao 10-15m, đường kính 40-50cm. Lá to dài 5-6m, hai lần lông chim, có thùy lông chim hơi dai, có hình tam giác với mép ngoài dài hơn, có răng không đều về phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40cm, bao bởi 4 mo dài 30cm, lợp lên nhau, dài, các nhánh trải ngang, dài 30-40cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15mm, màu đỏ khi chín, có vỏ quả ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạc ngọt, dễ chịu. Hạt 1-2, hình khối, có nội nhũ sừng.
Nơi mọc: Loài phân bố từ Ấn Ðộ tới Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc hoang khá phổ biến ở vùng đồi núi, nhất là ở miền Trung trong rừng thứ sinh vùng trung du, cũng được trồng ở vườn để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, mũ lá. Bẹ móc có thể thu lượm quanh năm.

Công dụng: Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình. Quả Móc vị cay, tính mát. Rượu có tác dụng nhuận tràng. Lá có sợi rất dai dùng khâu nón, khâu tơi, làm bàn chải, làm chổi. Thân cây cắt ngang cho một lượng lớn dịch ngọt, mà khi cho bốc hơi một cách đơn giản, người ta được đường và khi thuỷ phân sẽ có rượu cọ, mô mềm của lõi thân chứa nhiều bột cũng tốt như bột cọ loại tốt. Nõn thân này thái nhỏ, luộc qua, bỏ nước hoặc chần qua nước sôi sau đó xào và nấu canh ăn. Quả Móc, nấu ăn không bóc vỏ sẽ gây cảm giác ngứa rát ở môi và lưỡi do có nhiều tinh thể hình kim trong vỏ quả giữa, nhưng tách phần này ra thì quả có vị ngọt, dễ chịu. Người ta thường tẩm giấm ngào với mật để ăn. Bẹ Móc được sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa ra máu, bạch đới, rong kinh băng huyết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét