Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

1.138- MÔN BẠC HÀ































MÔN BẠC HÀ 

Em Môn nhỏ, gọi Bạc hà
Vốn dòng Ráy, không phải là Hoa môi
Từ Hà Tây đến Đồng Nai
Trẻ em kinh phong, lấy củ...mài đổ mau!

BXP

Sưu tập

(Bổ xung Bộ Alismatales Trạch tả - Sửa Bài. 296)
Môn bạc hà - Alocasia odora, Chi Alocasia Ráy, Dọc mùng, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả

Mô tả: Cây thảo cao từ 0,5 - 1,60m, có thân rễ. Lá rất lớn, hình thuôn mũi mác, phiến màu lục nhạt, gân hình lọng, tai tròn, gân bên 4 - 5 đôi; cuống lá rất mập dài 30 - 60cm đến 1m, có phần ôm thân dài bằng nửa cuống.
Nơi mọc: Ở Việt Nam có gặp từ Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa vào Đồng Nai. Cũng được trồng nhiều ở TP. Hồ Chí Minh.
Công dụng: Lá và cuống lá dùng nấu canh hoặc muối dưa; cuống cũng được dùng làm rau ăn sống. Dân gian dùng củ môn bạc hà mài ra đổ cho người lớn và trẻ em bị kinh phong sôi đờm uống cho sục đờm. Thân rễ đắp trị nhọt (Phạm Hoàng Hộ, 2000).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét