Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Bài 115- VỊT MỎ NHỌN




Hình: SVRVN T10.32



Hình: Internet
Sưu tập :

Vịt mỏ nhọn hay Vịt cát Trung Hoa - Mergus squamatus, Chi Mergus, Phân họ Vịt biển Merginae, Họ Vịt Anatidae, Bộ Ngỗng Anseriformes

Mô tả: Chiều dài thân: 52 - 58 cm. Con đực trưởng thành đầu và cổ có màu đen, xanh lục bóng và mào lông dài. Trước cổ, ngực và ở giữa mặt dưới thân trắng màu kem. Hai bên hông có vảy màu xám tối. Con cái đầu có màu hung nâu nhạt. Con non không nhìn rõ hình vẩy ở hai bên hông.
Vịt mỏ nhọn sống và kiếm ăn ở các vùng đồi núi, dọc theo sông suối lớn, nơi có rừng cây gỗ lâu năm nằm trên các vùng địa hình có độ cao dưới 500m so với mực nước biển. Chúng làm tổ trong hốc cây tại các khu rừng nguyên sinh ở đông Liên bang Nga và đông bắc Trung Quốc. Đây là loài "bay qua" vào mùa đông ở Việt Nam và Thái Lan.
Phân bố:
Trong nước: Trước đây: vùng Tây Bắc và Đông Bắc (Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên). Hiện nay: Chưa có thông tin
Thế giới: Liên Xô (cũ), Trung Quốc (Đài Loan), Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan và Mianma.
Giá trị: Nguồn gen quý hiếm, đang bị suy giảm trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn : SVRVN T10.32

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét