Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

297- HỒNG MÔN

297- HỒNG MÔN


Anthurium andreanum
 Lindl. : Hồng môn, Vĩ hoa tròn HỒNG MÔN
Hoa em - Một trái tim hồng!
Mang dòng máu đỏ ấm nồng thương yêu
Đẹp nhưng chất độc cũng nhiều
Biết em, em sẵn sàng....chiều...đủ vui!
BXP
Sưu tập
Hồng môn tên khoa học Anthurium andreanumLindl, chi Anthurium, Họ Araceae - ráy, Bộ Alismatales Trạch tả.
Cây hồng môn có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, được nhập nội vào Việt Nam làm cây cảnh. Cây nguyên thủy có trên 500 loài, nhưng chỉ có khoảng 10 loài là có giá trị kinh tế. Là cây sống lâu năm, rễ chùm, thân ngầm, từ thân mọc ra cuống lá dài và bản lá to hình trái tim, cây cao từ 1~2 m., mỗi năm cho 3~4 lá, cấu tạo hoa gồm một cuống hoa dài, trên đó có một bản to hình trái tim, có thể có màu đỏ, cam, trắng… , ở đỉnh cuống hoa mọc ra một trụ dài, trên đó đính các hoa thật, rất nhỏ.Loài cây này có thân ngắn, thường mọc thành bụi, sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình.
Cây gieo từ hạt sau 4 năm mới có hoa, còn cây tách chiết cũng phải sau 2~3 năm mới cho hoa. Khi tới tuổi trưởng thành, dưới mỗi nách lá sẽ cho một hoa. Sự hình thành mầm hoa không liên quan đến quang kỳ, hoa thường nở vào tháng 5~7, khoảng cách mỗi đợt hoa là 2,5 tháng. Mỗi năm có thể cho khoảng 4 lần hoa.
Qủa Hồng Môn có nhiều màu từ đỏ tươi sang màu đen, và cũng có thể được hai màu hoặc bóng mờ. Những bông hoa của Hồng môn cho ra nhiều loại nước hoa, từng thu hút nhiều côn trùng thụ phấn cụ thể.
Độc tố trong cánh hoa: Loại hoa có cánh hoa hình trái tim và được mệnh danh là "trái tim của Hawai" này tuy đẹp nhưng tất cả các bộ phận của nó đều chứa độc tố calcium oxlate và asparagine.Biểu hiện: Nếu ăn phải, bạn sẽ khó nuốt do đau nhức miệng, tiếp đến là sưng và bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột. Chất độc của hoa hồng môn cũng làm giọng nói của bạn bị khàn đi.
Được phát hiện ở Cô-lum-bi-a bởi nhà thực vật Édouard André vào năm 1876, hồng môn hay “lưỡi lửa” có một biểu tượng khác nhau tuỳ theo màu sắc. Màu đỏ là tượng trưng cho sự ham mê nhục dục, màu trắng thì hoàn toàn ngược lại, tượng trưng cho sự rụt rè. Người dân quần đảo Ăng-ti đã lấy hồng môn màu hồng làm loài hoa chính thức của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét