Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

1.209- HUYẾT DỤ














HUYẾT DỤ

Lá thuôn đỏ mang màu huyêt lệ
Hình dao bầu đồ tể nguyện tình
Bổ máu, tiêu huyết, rong kinh...
(Chị em thì trước khi sinh không dùng)

BXP

Sưu tập

Huyết dụ, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa đồng nghĩa Cordyline terminalis, chi Cordyline, họ Agavaceae Thùa, bộ Asparagales (Măng tây)

ST lại Bài 319(Do trước đây chưa có kinh nghiệm, ảnh không hiện nên nay sửa đăng lại)

Mô tả: Huyết dụ còn gọi Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ. Cây nhỏ cao cỡ 1-2m. Thân mảnh to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá mọc tập trung ở ngọn, dài 20-35cm, rộng 1,2-2,4cm, màu đỏ tía; có thứ lá mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu xanh. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chuỳ dài ở ngọn thân. Quả mọng chứa 1-2 hạt. Mùa hoa quả: tháng 12-1.
 
Nơi mọc: Cây của Á châu nhiệt đới, trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Công dụng: Cây thường được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương... Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét