Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

2028- CỦ NÂU


BỔ XUNG: Bộ 12- Bộ Dioscoreales Bộ Củ nâu (nhánh 3)







Cây củ nâu.












CỦ NÂU

Đã biết bao đời bạn nghiệp nông
Chân quê giản dị chất nâu sồng
Củ dùng nhuộm vải, làm lương thực
Trị sản hậu, băng huyết, kinh rong...

BXP

Sưu tập

Củ nâu - Dioscorea cirrhosa, chi Dioscorea, họ Củ nâu -Dioscoreaceae, Bộ Dioscoreales Bộ Củ nâu (nhánh 3). 

Mô tả: Dây leo, thân tròn, nhẵn, có nhiều gai ở gốc, có 1-2 củ mọc từ một mấu ở gốc thân, trên mặt đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng. Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le ở gần ngọn. Hoa mọc thành bông. Quả nang có cuống thẳng, có cạnh. Hạt có cánh xung quanh.
Nơi mọc: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi của nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh hoá, Nghệ An. Có khi được trồng. Là cây thường dùng để nhuộm vải lưới cho có màu nâu bền. Cũng dùng để thuộc da. Củ thường được bán ở các chợ nông thôn và thành phố. Tuỳ theo màu sắc của nhựa, màu đỏ nhạt, màu xám nhạt, màu vàng nhạt hay hơi hồng, mà người ta gọi tên Củ nâu dọc đỏ, củ nâu dọc trai và củ nâu trắng. Củ nâu dọc trai dùng nhuộm tốt hơn.

Công dụng: Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc. Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu thường được dùng để chữa đau bụng do sản hậu, kinh nguyệt không đều, rong kinh, thổ huyết, viêm khớp dạng thấp, cầm máu vết thương, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét