Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

2033- CỦ MÀI


BỔ XUNG: Bộ 12- Bộ Dioscoreales Bộ Củ nâu (nhánh 3)















CỦ MÀI

Củ mài còn gọi Hoài sơn
Thuốc bổ ngũ tạng, mạnh xương, khát phiền
Củ em ruột trắng, thịt mềm
Dái Mài là dạng củ em trên cành...

BXP

Sưu tập

Củ mài, Khoai mài - Dioscorea persimilis, chi Dioscorea, họ Củ nâu -Dioscoreaceae, Bộ Dioscoreales Bộ Củ nâu (nhánh 3). 

Mô tả: Dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.
Nơi mọc: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân. Sau một năm đã có thu hoạch.

Công dụng: Củ mài có vị ngọt, tính bình. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: Người có cơ thể suy nhược. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày. Bệnh tiêu khát. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh. Viêm tử cung (bạch đới). Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt. Ra mồ hôi trộm. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét