Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

B.114- BƯỚM HOA ĐUÔI CÔNG








Sưu tập :

B.114- Bướm hoa đuôi công Junonia almana

Đặc điểm nhận dạng:
Một trong những loài phổ biến nhất thuộc họ này. Mặt trên màu cam đỏ rất đặc thù với hai đốm mắt lớn, một ở cánh trước và một ở cánh sau, bờ cánh trước có những vạch đen. Viền cánh sậm màu và có các đường ren. Mặt dưới thay đổi theo mùa. Dạng mùa mưa có các đốm mắt rõ ràng; ở dạng mùa khô các đốm mắt tiêu giảm, chót cánh trước và góc ngoài cánh sau kéo dài ra trông giống lá khô, giúp con bướm nguỵ trang rất tốt. Con đực và con cái giống nhau. Sải cánh: 60-65mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp khắp nơi, rừng núi, nơi quang đãng, trong các thành phố lớn, công viên, vườn hoa... khá phổ biến. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, phổ biến hơn khi xuống thấp chủ yếu xuất hiện ở các trảng cây, bụi cỏ, khu nông nghiệp và khu rừng thứ sinh. Sâu ăn lá nhiều loài cây bụi khác nhau thuộc họ Ô rô Acanthaceae, một trong những loài cây chủ phổ biến ở phía Nam là cây Trái nổ - Ruellia buberosa. Các cây chủ khác còn là : Acanthus sp., Gloxinia sp., Osbeckia sp., Hygrophila lancea. Sâu màu đen với các gai ngắn phân nhánh đặc trưng cho họ buớm Giáp.              
Phân bố: Xây lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Hải Nam, Tiểu vùng Malaixia, Việt Nam. Ở Việt Nam phân bố toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong những loài thường gặp nhất của họ Bướm Giáp nhưng không dễ thu bắt và ít gặp hơn loài J.atlites. Là loài có mặt dưới ngụy trang như chiếc lá khô khi bướm đậu khiến kẻ thù rất khó phát hiện ra chúng.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét