Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

B.158- BƯỚM BỤI THÔNG THƯỜNG








Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng:
Bướm cái hơi lớn hơn, nhạt màu hơn và có thể phân biệt bởi không có dải (chùm vảy đặc biệt) ở mặt trên của cánh sau. Đây là loài gặp theo từng nơi ở vùng đất thấp đặc trưng. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây bụi và hoạt động tích cực suốt ngày và rất thích sống gần các bụi cây tre, trúc khi phát măng. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bởi phân động vật, nước ở các ngọn măng tre, trúc tiết ra. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là Mycalesis perseoides, Mycalesis mineus, Mycalesis intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực.
Sinh học, sinh thái:
Giống Mycalesis  bay thấp, gần các đám cỏ ven đường mòn. Ba loài khá giống nhau là M.mineus, M.perseus và M.perseoides, có thể phân biệt dựa vào các đốm ở mặt dưới cánh nhưng không dễ. Việc định danh chính xác phải dựa vào cấu trúc cơ quan sinh dục của con đực. M.mineus và M.perseoides là những loài phổ biến. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây và hoạt động tích cực suốt ngày. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bời phân động vật. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là M.perseoides, M.zonata, M.intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực. Loài này khá phổ biến ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng thứ sinh và phổ biến ở các vùng nông nghiệp, các trảng cỏ, bụi cây.
Phân bố: Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ qua Đông nam châu Á đến Sunderland, có khắp nơi ở Việt Nam. Tên loài dịch nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét