Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

B.186- BƯỚM CHÚA RỪNG



11- Họ Bướm chúa (10 loài)
Họ bướm chúa bao gồm các loài có kích thước từ trung bình đến rất lớn, nhiều loài màu sắc và hoa văn rất đẹp. Giống như họ Satyridae chân trước yếu và cánh có những chấm hình mắt, mặc dù chúng khó thấy hơn và các con bướm thường sặc sỡ một cách đặc biệt. Không giống với họ Satyridae, họ Amathusiidae có khuynh hướng có những cánh sau với toàn bộ diềm (termen). Đây là nhóm bướm sống dưới tán, rất ít gặp ngoài trảng trống, phần lớn sống trong rừng hoặc gần rừng, chỉ có vài loài phân bố đến khu vực dân cư. Hầu như không bao giờ thấy mặt trên cánh khi đậu. Các loài trong họ này thường hoạt động mạnh lúc sáng sớm và chiều tối, bay thấp, sát mặt đất, len lỏi giữa các bụi cây. Ban đêm một số loài phổ biến thường bay vào đèn. Sâu của Amathusiinae có nhiều lông dài, nhiều loài trong họ này ăn lá tre, trúc và những cây họ dứa. Các loài trong họ này đều bị hấp dẫn bới trái cây chín rụng dưới đất. Do kích thước lớn, màu sắc đẹp và phần lớn ở trong rừng, nhiều loài trong họ này có tên thông thường tiếng anh chỉ sự lộng lẫy của chúng như Jungle Queen (nữ hoàng rừng), Jungle king (Vua rừng), Jungle Glory (sự lộng lẫy của rừng)…Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30 loài thuộc họ này

B.186- BƯỚM CHÚA RỪNG





Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm có kích thước lớn, bướm cái và bướm đực khá giống nhau. Mặt cánh trên gồm 3 màu vàng cam ở phần gốc dưới của cánh sau, cánh trước mỗi bên có sọc lớn màu trắng ở phần giữa cánh và một sọc trắng đứt đọan ở gần viền cánh ngoài. Mặt cánh dưới có 2 đốm mắt rất lớn ở cánh sau, một vòng tròn màu đen nằm lệch vào phía trong gốc cánh.
Sinh học, sinh thái: Đây là nhóm bướm sống dưới tán rừng, rất ít gặp ngoài trảng trống, phần lớn sống trong rừng hoặc gần rừng. Hầu như không bao giờ thấy mặt trên cánh khi đậu. Thường hoạt động mạnh lúc sáng sớm và chiều tối, bay thấp, sát mặt đất, len lỏi giữa các bụi cây. Sâu của chúng có nhiều lông dài, thức ăn của sâu non là nhiều loài trong họ cỏ Poaceae và bướm thường bị hấp dẫn bới trái cây chín rụng dưới đất. Xuất hiện chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò ở các khu rừng lồ ồ, tre, nứa hoặc những con suối cạn vào mùa khô.
Phân bố: Vùng phân bố từ Borneo và Maylaysia đến Thái Lan và qua lục địa Đông nam châu Á. Có phân bố ở các khu rừng Việt Nam nhưng chỉ phổ biến ở một số vùng phía Nam thuộc Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng. Bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét