Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

1.075- MÃ ĐẬU LINH QUẢNG TÂY












MÃ ĐẬU LINH QUẢNG TÂY

Dây leo, non có lông vàng
Cành già vỏ nứt nẻ thành rãnh sâu
Bao hoa hình ống, uốn câu
Dạ dày, viêm ruột, họng đau...rễ dùng.

BXP

Sưu tập

Mã đâu linh Quảng Tây - Aristolochia kwangsiensis, chi Aristolochia Mộc hương nam, Họ Mộc hương nam Aristolochiaceae, Bộ Piperales Hồ tiêu.

Mô tả: Dây leo, cành non có lông tơ dày màu vàng; cành già có vỏ nứt nẻ thành rãnh sâu theo chiều dọc. Lá to, hình tim tròn hoặc gần tròn, đầu tù, mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm có lông ở gân, mặt dưới trắng nhạt có lông dày mịn.
Hoa màu hồng tím, mọc 1 - 2 cái ở nách lá. Bao hoa hình ống, uốn cong hình lưỡi câu, màu xám phớt tím, phủ đầy lông; phiến hoa màu hồng tím, đường kính 3cm, chia làm ba thùy, mặt trên có nhiều gai màu tím sẫm, họng màu vàng. Quả nang hình trụ, phủ lông mịn. Ra hoa tháng 5, có quả tháng 9.
Nơi mọc: Loài của Nam Trung Quốc (Quảng Tây) và Bắc Việt Nam. Có gặp ở Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Công dụng: Rễ củ được sử dụng làm thuốc uống trong chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng và dùng ngoài chữa vết thương, nhọt độc và rắn cắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét