Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

1.115- RAU ĐẮNG LÔNG




























RAU ĐẮNG LÔNG

Rau đắng lông hay gọi Rú pa
Lá xoan bầu dục, hoa 2-3
Chữa đường ruột, vết thương, đau nhọt
Đất cát sông hồ khắp nước ta.
BXP

Sưu tập

Rau đắng lông. Rú pa - Glinus lotoides, chi Glinus, Họ Molluginaceae – họ Cỏ bình cu, Rau đắng đất, Cỏ lết, Bộ Caryophyllales bộ Cẩm chướng

Mô tả: Cây thảo nhiều năm, nhiều nhánh nằm sát đất, thân và cành có lông tơ mịn hình sao. Lá mọc đối; phiến xoan bầu dục, màu trắng và có lông hình sao ở cả 2 mặt. Hoa 2-3, có nhiều lông; cuống ngắn; dài 5, gần đều nhau; cánh hoa không có; nhị 5; bầu 5-6 ô. Quả nang có 5 góc và nứt dọc theo các góc; hạt nhiều, hình thận, có phần phụ ở lề.
Nơi mọc: Cây sống ở nơi đất cát ẩm, ruộng đất cát, ven hồ ao, bờ sông vùng đồng bằng nước ta.
Công dụng: Người dân tộc ở Tây nguyên dùng cây hãm uống làm thuốc trị bệnh đường hô hấp. Ở Ấn Độ, cây khô dùng trị ỉa chảy; cũng dùng trị mụn nhọt, trị bệnh về ruột, trị vết thương và đau ở chân tay. Dịch cây tươi dùng cho trẻ em ốm yếu uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét