Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

1.831- CHÂN CHIM
















CHÂN CHIM

Cây nhỡ, có ruột xốp
Tám lá chét mép nguyên
Chùy hoa nhỏ màu trắng
Kích tiêu hoá, ăn ngon.

BXP

Sưu tập

Chân chim, Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng - Schefflera octophylla, Chi Schefflera, Họ Cam tùng, Nhân sâm, Ngũ gia bì - Araliaceae, bộ Hoa tán Apiales

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-10m hay cây to cao đến 15m, có ruột xốp. Vỏ cây màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá mọc so le, có cuống dài, kép chân vịt, thường có 8 lá chét mép nguyên, hình bầu dục nhọn hai đầu, hơi thon hẹp hoặc tròn ở gốc, dài 7-17cm, rộng 3-6cm. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ họp thành chuỳ hoặc chùm tán ở đầu cành; trên cuống phụ của cụm hoa, đôi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ. Quả mọng, hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6-8 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
Hoa tháng 2-3, quả tháng 4-5.
Nơi mọc: Loài đặc hữu của Đông Dương, mọc hoang, thường mọc ở ven rừng, chân núi, sườn đồi, đất hoang từ 100-1500m, vùng núi từ Lạng Sơn đến Lâm Đồng (Đà Lạt). Thu hái vỏ thân, vỏ rễ và rễ nhỏ vào mùa xuân, mùa thu, cạo sạch lớp vỏ bẩn bên ngoài, đồ qua, thái miếng, ủ cho thơm rồi phơi trong râm tới khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Công dụng: Vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát. Người ta xem Chân chim như vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm, ngủ ngon, làm thuốc bổ.
Lá thái nhỏ thành sợi, phơi khô để nấu canh cá, canh tôm. Vỏ thân và vỏ rễ dùng chữa: Sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng. Phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp. Viêm hạch bạch huyết cấp, viêm tinh hoàn, đàn ông liệt dương, đàn bà ngứa âm hộ. Phù thũng. Giải độc lá ngón hay say sắn.
Rễ dùng làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện, thường gọi là Sâm nam hay Nam sâm.

Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, eezema, bỏng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét