Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

B.44- BƯỚM PHƯỢNG CAM









Sưu tập :

B.44- Bướm phượng cam  Papilio demoleus

Đặc điểm nhận dạng:
Là loài bướm Phượng dễ phân biệt nhất trong tất cả các loài bướm. Cánh có nền đen và các đốm trắng xanh. Cuối mép cánh sau có một đốm đỏ lớn. Bướm cái hơi lớn hơn và các đốm ngả sang màu vàng hơn so với bướm đực. Đây là loài bướm khó có thể bị nhầm lẫn. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 80-100mm.
Sinh học sinh thái:
Phổ biến khắp nơi, gặp quanh năm nhưng số lượng ít. Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam, chanh, quất và một số loài cây hoang dại khác. Sâu non tuổi nhỏ có màu sắc trông giống như phân chim, sâu lớn chuyển sang màu xanh với các đốm và vạch đen trên thân. Thường có màu xanh khi mới hoá nhộng, có màu như một đoạn cành cây khô khi sắp vũ hoá thành bướm. Chúng xuất hiện chủ yếu ở ven làng, vườn và công viên trong thành phố. Chúng bị hấp dẫn bởi một số cây hoa và cam chanh. Sâu non ăn một số cây thuộc họ Cam Rutasceae (các chi Cam, Chanh rượu, Quýt gai) và cả trên cây Táo - họ Táo Rhamnaceae và chi Phá cố chỉ - họ Đậu Fabaceae.
Phân bố:
Phân bố rộng rãi khắp nơi, cả trong các thành phố lớn. Phân bố phổ biến ở Srilanca, Ấn Độ đến Đông Dương và ở một số đảo thuộc quần đảo Sanda, New Ghine và Australlia. Đây là loài phổ biến ở khắp Việt Nam. Tên bướm được đặt do thường phổ biến trong các vườn cam, chanh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Được coi là sâu hại trong ngành trồng trọt. Tuy nhiên chưa bao giờ thành dịch hại. Là loài có màu sắc đẹp sắc sỡ nên có thể nuôi với mục đích thu mẫu làm tiêu bản, làm tranh Đông hồ ghép cánh bướm để trao đổi, thương mại. Nhân nuôi chúng rất dễ dàng bởi cây chủ của chúng là cây trồng thuộc họ cam, chanh.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét