Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

B.56- BƯỚM PHƯỢNG DÀI ĐUÔI THƯỜNG







Sưu tập :

B.56- Bướm phượng dài đuôi thường Papilio coon

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và bướm cái giống nhau, cánh hẹp. Cánh sau có các đốm trắng ở giữa cánh và rìa cánh. Góc ngoài cánh sau có các đốm có màu vàng cam hơi đỏ ở mép ngoài, đuôi ở cánh sau thắt eo tạo thành một cuống rất mảnh và có màu đen. Bụng màu vàng chanh, phần gần gốc cánh có các đốm màu đen không đồng nhất. Ngực màu đỏ cam, phần đầu gần mắt kép có màu vàng chanh. Sải cánh: 80-100 mm.
Sinh học sinh thái:
Loài này thích độ cao trung bình và thấp. Chúng bay khá thấp và chậm. Thường gặp ở các khu rừng còn tốt và bay lượn ở khoảng trống trong rừng vào mùa khô. Có thể đây là loài bướm duy nhất trong họ Bướm phượng Papilionidae tìm thấy vào mùa khô ở các khu rừng miền Đông nam bộ. Bướm cái đẻ trứng và thức ăn của sâu non trên các loài thực vật thuộc họ Mộc hương Aristolochiaceae phân bố trong vùng loài này phân bố.
Phân bố:
Loài phân bố rộng từ Ấn Độ, Java đến Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam thường gặp từ Bắc vào Nam. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh thường gặp một vài cá thể vào mùa khô và loài này còn gặp Phú Quốc.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét