Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

B.58- BƯỚM MŨ QUAN TÒA



4- Họ Bướm mỏ dài Lybytheidae
Đây là một họ có ít loài, trên toàn thế giới chỉ có 13 loài, Việt Nam có bốn loài nhưng mới có 01 loài được mô tả.
Là một họ bướm nhỏ khác có vài loài ở Việt Nam. Tất cả các loài cánh có hình dạng đặc biệt, cánh trước dạng liền với đỉnh cụt. Cánh sau có một điểm trang trí kiểu vỏ sò. Họ Libytheidae được biết đến như những con bướm có vòi, bởi chúng có một mấu sờ dài ra ở phía trước đầu tạo thành một cái “vòi” vì thế chúng có tên tiếng Anh chung là Snout Butterfly (bướm mỏ dài). Giống đực có những chân trước vô chức năng không hoàn hảo, trong khi giống cái lại có chân trước hoàn hảo. Các loài trong giống này xuất hiện theo mùa. Ở phía nam chỉ xuất hiện với số lượng lớn vào cuối mùa khô đầu mùa mưa, khoảng từ tháng ba đến tháng năm, thời gian còn lại trong năm hầu như không thấy. Các loài trong họ này bay rất nhanh, thấp, đường bay đổi liên tục, khó quan sát. Mặt dưới cánh phần lớn có màu sậm, loang lổ, phù hợp với tập tính hay đậu trên mặt đất và xếp cánh, giúp chúng ngụy trang tốt. Sâu của bướm mỏ dài ăn lá cây họ Du (Ulmaceae), đặc biệt là giống cây Celtis.

B.58- BƯỚM MŨ QUAN TÒA




Sưu tập :

Bướm mũ quan tòa - Libythea myrrha

Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm có kích thước nhỏ, đặc điểm cơ bản là góc chót cánh trước bị cắt cụt thẳng và mịn. Màu sắc thay đổi, từ các điểm trang trí có thể thay đổi từ cam đến vàng, ở các đuờng viền hay màu nền mặt dưới. Đặc trưng của loài là màu nền ở mặt trên nâu tối, theo sau là các điểm trang trí vàng, da cam. Mặt trên cánh trước có 4 đốm vàng dạng hạt gạo trong đó hai đốm dính vào nhau làm thành hai cụm xếp so le ở vùng gần chót cánh trước, và có một dải dài màu vàng sẫm chạy từ gốc cánh ra vùng ô cánh có dạng nụ hoa quỳnh sắp nở trông rất ấn tượng. Cánh sau: có một băng vàng rộng chạy ngang giữa cánh từ mép trong thẳng tới góc trên cánh. Sải cánh: 45-55mm.
Sinh học sinh thái: Phân bố ở mọi độ cao, trong các trảng cỏ, bụi cây. Tuy nhiên là loài khá hiếm gặp. Thức ăn của sâu non là cây Cơm nguội rừng Celtis tetrundra thuộc họ Du Ulmaceae
Phân bố: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Xrilanka, Malaixia, Việt Nam, Brunei, Inđônêxia, Philippin.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét