Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

931- CHANH KIÊN

























CHANH KIÊN

Nhánh không đều, không gai, cây gỗ nhỏ
Lá xoan dài, tròn gốc, mếp răng tù
Hoa trắng, tím. Quả cao, đỉnh có u
Như Chanh ta, quả dùng ăn, chữa bệnh.

BXP

Sưu tập

Chanh kiên - Citrus limonia, Chi Citrus, Họ Rutaceae - họ cam, chanh, cửu lý hương, Bộ Bồ hòn - Sapindales

Mô tả: Cây nhỏ, có nhánh không đều, không gai hoặc có gai mọc ngang, chồi non màu tím. Lá tồn tại, xoan hay xoan dài, tròn ở gốc, mỏng, mép có răng tù; gân phụ mảnh, hơn 10 cặp. Hoa trắng, nhuốm tía hay tim tím, khá lớn, đơn độc hay xếp 2-3 cái thành chùm nhỏ ở nách lá. Quả hơi cao, có u ở đỉnh, có vỏ mỏng, nhẵn, chia ra 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt; vỏ dễ tróc, nạc chua.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 7-9.
Nơi mọc: Loài phân bố ở miền Bắc nước ta và cả ở Campuchia và Lào. Cũng được trồng khắp nơi cùng với Chanh ta.
Công dụng: Trồng để lấy quả ăn; đọt và lá non làm gia vị. Vỏ quả ngoài có tinh dầu dùng chế rượu Chanh. Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư. Rễ và hạt chữa rắn cắn. Dịch quả dùng uống tươi giải nhiệt, đỡ khát.
Ghi chú: ở nước ta có trồng một loài khác, gọi là Chanh tây - Citrus limon, nhưng ít phổ biến, có quả dạng quả xoan bông vụ, to hơn Chanh thường và vỏ dày, da trắng chua, hạt trắng, lá mầm trắng. Loài này được sử dụng nhiều làm thuốc ở Ấn Độ và các nước châu Âu. Ở Đà Lạt, Chanh tây cũng dùng thay Chanh và có thể cắt lát cho vào nước trà để uống giải khát.








Chanh tây - Citrus limon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét