Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 148


Những sinh vật biển kỳ lạ, dễ thương

Hẳn bạn sẽ ngỡ ngàng trước dáng vẻ đặc biệt vừa đáng yêu, vừa đáng sợ của các loài sinh vật biển: mực mỏ heo, sứa velella...
Khi nghĩ tới biển cả, chúng ta thường hình dung ra các sinh vật như những cá voi, cá heo hay những loài động vật bình thường khác. Tuy nhiên, đại dương bao la ẩn chứa rất nhiều điều kỳ thú mà chúng ta chưa khám phá hết được.
Bên cạnh những sinh vật đẹp đẽ đến mê hồn cũng tồn tại những loài vật có hình thù đáng sợ. Mỗi loài mang nhiều đặc điểm riêng biệt khiến cho biển cả luôn là đề tài thu hút các nhà sinh vật học cũng như các nhà thám hiểm lưu tâm.
Dưới đây là một số những sinh vật biển mà rất có thể bạn chưa từng được biết tới.

1. Mực mỏ heo

Mực mỏ heo là một loài mực nhỏ thuộc giống Helicocranchia, sống gần bề mặt đại dương ở độ sâu từ 100 - 200m. Kích thước trung bình của một chú mực mỏ heo trưởng thành khoảng 100mm.

Cơ thể chúng được cấu tạo từ một chiếc phễu lớn với những chiếc vây có chức năng như mái chèo nhỏ. Ngoài ra, phía trên mắt loài mực này còn có các xúc tu nhỏ trong giống như những lọn tóc.
Những chú mực đã trưởng thành trong quan hệ tình dục sẽ bị mất một vài xúc tu và chuyển dần sang màu đỏ. Trong chiếc phễu lớn của nó - hay chính là phần thân có chứa một miếng đệm giống như sống lưng.

Ba nhú trồi lên chính là các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, mực mỏ heo còn có cơ quan phát sáng nằm sau đôi mắt to, giúp di chuyển thuận lợi trong điều kiện tối như hũ nút.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về loài mực có hình dạng đáng yêu này. Điều đặc biệt nhất khiến mực mỏ heo khác so với những loài mực khác đó là chúng bơi khi cơ thể đang lộn ngược.
2- Mực Metasepia pfefferi

Mực nang Metasepia pfefferi là loài có màu sắc sặc sỡ. Khả năng thay đổi màu sắc giúp chúng lẩn trốn hoặc đe dọa kẻ thù. Mô cơ của loài mực này có chứa độc tính cao. Đây là một trong số ít các loài động vật thân mềm có độc.
3- Mực lùn

Theo Chris Payne, một nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học Monterey Bay, Mỹ, mực lùn là loài mực nhỏ nhất trên thế giới.
4- Mực nang

Một con mực nang di chuyển bằng cách uốn lượn tua mảnh chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Tuy nhiên, khi cần di chuyển nhanh để trốn thoát, nó sẽ đẩy dòng nước qua vòi hút. Khi bị đe dọa, mực nang có thể phun một loại chất mực. Từ xa xưa, loại mực này được sử dụng để viết và vẽ.
5- Mực lá

Mực lá là một loài mực ống có vây dày hình bầu dục, mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Loài mực này có độ tăng trưởng nhanh, vòng đời ngắn, dễ chuyên chở và dễ sống trong điều kiện nuôi nhốt. Trong ảnh là trứng của loài mực lá được thu thập ở Ấn Độ Dương, với khoảng 300 vỏ bọc trứng, mỗi vỏ bọc có 6 phôi.
6- Bạch tuộc Thái Bình Dương

Trong khi đó, bạch tuộc Thái Bình Dương là loài bạch tuộc lớn nhất thế giới. Một con bạch tuộc trưởng thành nặng đến hàng trăm cân và có thể phát triển chiều dài cơ thể lên đến 9 m. Loài bạch tuộc này cũng được mệnh danh là bậc thầy ngụy trang trong thế giới động vật. Nó có thể thay đổi cả kết cấu da và màu sắc để tự bảo vệ.
7- Bạch tuộc ngày

Không giống với nhiều loài bạch tuộc khác, bạch tuộc ngày hoạt động vào ban ngày nhiều hơn so với ban đêm. Loài bạch tuộc này có nguồn gốc từ Honolulu, Hawaii, nó cũng sống ở vùng biển Đông Phi. Một con bạch tuộc có chiều dài trung bình khoảng một mét, có vòng đời ngắn (khoảng một năm) và chỉ sinh sản một lần.
8- Bạch tuộc đỏ

Màu sắc thông thường của một con bạch tuộc đỏ là đỏ sáng hoặc đỏ nâu. Tuy nhiên, giống như nhiều động vật thân mềm khác, chúng cũng có thể thay đổi màu sắc nhanh chóng, như màu vàng, nâu, trắng, đỏ... Bạch tuộc đỏ được coi là loài động vật thông minh.
9- Bạch tuộc wonderpus

Bạch tuộc wonderpus có nguồn gốc từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mỗi một cá thể có những đốm trắng độc đáo trên phần đầu. Đặc điểm này cho phép các nhà khoa học theo dõi dấu vết của chúng.
10- Ốc anh vũ

Ốc anh vũ là loài động vật thân mềm thường sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài động vật này có khả năng ẩn ấp an toàn nhờ vào lớp vỏ bảo vệ. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng hai bên.

11- Ốc lưỡi hồng hạc



Các đốm chúng ta nhìn thấy không thực sự nằm ở lớp vỏ của ốc, mà thuộc lớp da bao phủ vỏ ốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét