Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 157


Xúc tu “quằn quại” ngoài khơi Singapore là sinh vật nào?

(Kiến Thức) - Hình ảnh xúc tu “quằn quại” khi bị bắt ngoài khơi bờ biển Singapore liệu có phải là một con quái vật biển đáng sợ?


Hình ảnh sinh vật khiến người ta liên tưởng đến những quái vật ngoài hành tinh, hoặc một khúc cây khô biết chuyển động… nhìn vô cùng phức tạp này thực chất là một con sao biển

Con sao biển có tên khoa học là Gorgonocephalus caputmedusae. Nó vẫn tiếp tục vươn các xúc tu sau khi bị kéo ra khỏi nước nên tạo ra hình ảnh đáng sợ.

Sinh vật có năm xúc tu to lớn chủ đạo, từng xúc tu to lại khéo léo chia thành nhiều xúc tu nhỏ, được sử dụng để bắt con mồi dưới nước.

Loài vật kỳ quái bị bắt và quay phim ngoài khơi bờ biển Singapore.

Theo các chuyên gia tại Đại học bang Oregon, Mỹ, loài sao biển kể trên có thể sống ở độ sâu khoảng 2 km, nhưng thường sinh sống thuận lợi ở độ sâu từ 15m - 152m dưới mực nước biển
.
Đây là loài sinh vật khá hiếm gặp. Dân số loài này phân bố dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ biển Bering tới miền nam California, Mỹ.

Cho đến nay, giới khoa học có rất ít thông tin về thói quen ăn uống của loài sao Gorgonocephalus caputmedusae. Loài sao biển có các gai và móc trên xúc tu, cùng với chất nhầy có thể khiến con mồi khó thoát khỏi nanh vuốt của nó.
 

Loài sao biển này có thể có nhiều màu như màu da cam, đỏ và trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét