B.307- ONG MẬT PHƯƠNG TÂY
Sưu tập :

B.307- Ong mật phương Tây - Apis mellifica

Nội dung: Thân lớn hơn ong nội nhưng nhỏ hơn ong khoái. Đít hơi tù. Màu vàng. Số quân 25 - 45kg. Tạo thành nhiều cầu (12 - 48 cầu) 44 ´ 25cm. Khả năng thuần hóa tốt. Nuôi ở thùng nhiều tầng. Sản lượng mật bình quân 20 - 25 kg/đàn, sáp: 0,2 - 0,25kg, sữa: 0,3 - 0,7kg, phấn: 2 - 3kg. Có thể nuôi ở quy mô lớn, áp dụng phương pháp kỹ thuật nuôi mới. Thường mắc bệnh chí rận, nhộng trần, thối ấu trùng. OSG lớn con, mập mạp, chậm chạp, sức hợp đàn lớn, ít sẻ đàn và bốc bay. Hình dạng ong chúa lớn gấp 1,5 lần ong thợ. Cánh ong chúa chỉ phủ phần nửa bụng, 6 chân dài, cặp chân sau không có giỏ phấn. Chân dài, nhưng yếu hơn chân ong thợ. Mình ong chúa phủ đầy một bộ lông mịn, mượt. Khi ong chúa già, phần sau của bụng lông tơ rụng gần hết, đít ong chúa teo lại, màu da sẫm đen. Ong thợ có hình dáng thon, đít ngắn, hơi nhọn, cánh dài chấm đuôi. Mình phủ một lớp lông tơ thưa và ngắn. Bộ chân ngắn và chắc chắn. 2 chân sau có hình lõm, gọi là giỏ phấn. Ong đực có đầu thân to, đít to, màu đen sẫm. Đôi mắt kép dính liền với nhau. Không có ngòi chích. Hàm dưới bị thoái hóa, ăn uống nhờ ong thợ mớm. Bộ phận sinh dục phát triển mạnh, thân thể cường tráng. Ong đực xuất hiện theo mùa sinh sản. Khi có mật và phấn đầy đủ, đàn ong xây cầu mạnh, chúa đẻ tốt. Khi nguồn phấn giảm, đàn ong ngừng xây cầu, thế của đàn giảm sút nhanh. Vào mùa thiếu mật trong các đàn ong có hiện tượng cướp mật, gây thiệt hại lớn.

Nguồn : Wikipedia & Internet