Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

B.373- ONG DÚ

B.373- ONG DÚ

Sưu tập :

B.373- Ong Dú - Meliponula ferruginea (Tông Meliponini ong không ngòi, họ Apidae)

Ong Dú (tiếng Anh: Stingless bee), còn gọi là ong rú, ong lỗ và một số tên gọi khác theo địa phương là loài ong lấy mật, nhưng hiếm có trong tự nhiên và rất khó nuôi. So với các giống ong mật khác như ong ruồi, ong khoái, ong mật, ong dú có kích cỡ nhỏ hơn, chỉ bằng 1/2 đến 2/3; tính hiền, ít chích đốt, không gây nguy hiểm cho người.
Ong tự nhiên
Trong tự nhiên, ong dú thường làm tổ trong bọng cây, tre… tổ lớn nhất có kích cỡ khoảng 20-25 cm x 30-40 cm, với số lượng mật thu được khoảng 0,4-0,7 lít/tổ.
Mật ong được tạo ra từ nước dãi của ong và phấn hoa chuyển hóa thành, chứ không phải từ mật hoa, có vị ngọt, thanh và hơi chua. Vì vậy, mật ong dú có nhiều nhiều tác dụng về mặt dược tính, mỹ phẩm hơn so với các loại mật ong khác; giúp thanh nhiệt, chống viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương, chữa viêm đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm… Sáp và mật ong rú được sử dụng chế biến để làm đẹp, như: dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm béo…
Chăn nuôi ong Dú
Khi mới bắt ong tự nhiên về thuần hóa, mất 5-6 năm ong mới tách đàn. Về sau, ong sinh sản rất nhanh nên việc tách đàn nhanh chóng hơn. Một tổ ong có một ong chúa, khi đẻ ong chúa sẽ tạo ra 1-3 ấu trùng ong chúa và phát triển thành ong chúa trưởng thành. Khi tổ ong đủ lớn, bầy ong sung mãn, đàn ong tách đàn bằng cách chúa mẹ sẽ ra đi theo tổ mới để lại một nửa “quân” cho ong chúa con lớn lên tiếp tục “cầm quân”.
Nuôi ong rú cần sự tỉ mỉ và chăm sóc cẩn thận hơn các giống ong khác. Người nuôi ong thường xuyên tách phấn hoa từ tổ ong, phải mất 200 – 300 ngày phấn hoa mới chuyển hóa hết thành mật ong. Thùng nuôi ong có kích thước 50x20x20cm, 6 mặt đều kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ cho ong chui ra, chui vào.
Ong rú có thể hoạt động trong vòng bán kính 5km, có khả năng nhận biết khi trời sắp chuyển mưa để bay về tổ. Bên cạnh đó, ông dú rất khỏe, sức chống chịu bệnh cao, khả năng kiếm thức ăn rất tốt nên không tốn chi phí thức ăn và phòng, trị bệnh.
Tuy nhiên, ong dú rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường, thời tiết thay đổi nóng, lạnh, nắng, mưa bất thường dễ làm cho đàn nhiễm bệnh. Ong cũng rất mẫn cảm với mùi hôi của phân gia súc, gia cầm, nước thải, thuốc bảo vệ thực vật và thậm chí cả tiếng ồn. Địch hại của ong là kiến, thằn lằn…
Một tổ ong Dú mỗi năm cho 0,1 – 0,14 lít mật, 40 – 45 gram phấn hoa, 70 gram sáp ong.

Nguồn : Wikipedia & Internet

1 nhận xét:

  1. kiến thức chi tiết về ong dú và cách nuôi ong dú, mời bác tham khảo thêm tại đây, rất bổ ích Hocnuoiongdu.com

    Trả lờiXóa