Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

B.228- RUỒI ĐỤC TRÁI PHƯƠNG ĐÔNG

B.228- RUỒI ĐỤC TRÁI PHƯƠNG ĐÔNG



Sưu tập :

B.228- Ruồi đục trái phương đông - Bactrocera dorsalis

Ruồi đục trái Phương Đông Bactrocera dorsalis là một loài ruồi loài đặc hữu Đông Nam Á nhưng cũng được du nhập vào Hawaii, quần đảo Mariana và Tahiti. Đây là một trong các loài gây hại lớn trong chi Bactrocera phá hoại những loài cây có quả hoang dã và được trồng, là loài gây hại thứ nhì chỉ xếp sau B. papayae.
Ruồi trưởng thành màu nâu, kích thước 7mm, trên lưng ngực giữa có 2 vệt vàng dọc, lưng ngực sau có vệt vàng ngang, 3 vệt này xếp thành hình chữ “U”. Bụng tròn giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Phía lưng bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ “T”. Vòng đời của ruồi từ 30 - 40 ngày: Trứng: 2 - 3 ngày Dòi (sâu non): 10 - 18 ngày Nhộng: 8 - 10 ngày Trưởng thành: 10 - 20 ngày.
Ruồi cái thường dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng vỏ trái và đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái. Vết chích rất nhỏ chỉ nhìn thấy nhờ vết mủ trái chảy ra. Dòi nở ra đục và ăn phần mềm trái, thải phân làm ô nhiễm trái, từ đó làm trái thối và rụng.
Loài ruồi này là một loại côn trùng đa thực vì ngoài ổi chúng còn gây hại trên rất nhiều loại quả cây khác, như mận, táo, sapôche, đu đủ, xoài, thanh long, chôm chôm, mãng cầu xiêm... và là một dịch hại nguy hiểm đối với cây ăn quả vì sâu non sinh sống và gây hại trong quả. Ngoài tác hại trực tiếp, ruồi đục quả Phương Đông còn là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước nhập khẩu sản phẩm quả tươi.

Nguồn : Wikipedia & Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét