B.135- KẸP KÌM FORFICULA
Sưu tập :

B.135- Kẹp kìm forficula - Proposocoilus forficula
Đặc điểm nhận dạng:
Loài kẹp kìm có kích thước nhỏ, con cái 30 - 48mm, con đực lớn hơn con cái 40 - 60mm, Con đực và con cái giống nhau. Chiều dài lớn nhất được ghi nhận là 74,1mm. Răng lớn, thẳng, phần ngọn có răng cưa. Đặc điểm này là đặc trưng khác biệt với các loài kẹp kìm khác rất rõ. Cánh lớn, bên ngoài màu đen bóng.
Sinh học, sinh thái:
Sống ở các khu vực rừng thường xanh núi cao ở phía Bắc Việt Nam. Con đực là loài hướng sáng, nhưng con cái không có đặc điểm này nên khó thu mẫu. Gần đây phía Việt Nam cũng đã phát hiện loài này, có thể đây là một trong ba loài phụ thuộc giống này ở các nước châu Á. Mặc dù đã được nuôi sinh sản ở Trung Quốc. Chưa có ghi nhận trong việc sinh sản và nuôi dưỡng giống này ở Việt Nam.
Phân bố:
Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), Đắklak (Buôn Ma Thuột ở độ cao trên 600m).
Thế giới: Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào.
Tình trạng:
Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp. Là loài không quý hiếm ở Trung Quốc, nhưng ở Đài Loan thì nó là loài rất quý vì rất khó thu mẫu và hiếm gặp.
Biện pháp bảo vệ:
Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet