B.163- BỌ RÙA (chỉnh lại số thứ tự B.156 -> B.163-)
Một số dạng ấu trùng của họ bọ rùa
Bọ rùa Chilocorus sp. ăn trứng rệp sáp Pulvinaria sp
Bọ rùa Epilachna vigintioctopunctat (A: thành trùng; B: Ấu trùng)
Sưu tập :

B.163- Bọ rùa – Coccinellidae

Bọ rùa (Coccinellidae), hay còn gọi là bọ hoàng hậu, bọ cánh cam là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có). Người ta phân loại bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể.
Bọ rùa đa số có hình bầu dục hoặc tròn, kích thước nhỏ, mặt lưng của cơ thể thường vồng lên hình bán cầu, dài từ 1 mm đến trên 10 mm tùy loài, mặt lưng của cơ thể thường vồng lên hình bán cầu, thường con cái có kích thước lớn hơn con đực.
Bọ rùa thường có màu sắc tươi sáng, miệng thuộc nhóm miệng nhai gậm. Bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 3 nhỏ, mảnh lưng ngực trước phủ hết đầu hoặc gần hết đầu, râu đầu hình chùy hay dùi đục, ngắn có từ 7 – 11 đốt . Râu đầu thường đính ngay trước mắt ở góc bên lưng của trán. Hai râu đầu nằm cách xa nhau. Mắt lớn, hình tròn hoặc gần tròn ở dạng ăn thịt. Râu đầu tương đối ngắn, không dài hơn 1,5 chiều ngang đầu và số đốt râu thường là 11 đốt nhưng cũng có thể giảm từ 10 đến 7 đốt, khá mảnh và có chùy nhỏ. Đốt cuối của râu hàm dưới nói chung là hình rìu, tuy nhiên ở một số loài thì đốt này hình nón cụt hoặc có hai cạnh bên song song. Đốt cuối của râu môi dưới hình nón cụt.
Đa số bọ rùa (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có tính ăn thịt, sinh sống chủ yếu bằng cách tấn công rầy mềm (Aphididae) (Coccinella, Harmonia, Micraspis…), hoặc rệp sáp (Rodolia, Chilocorus…) thường gặp phổ biến trên các loại hoa màu, cây ăn trái, hoa kiểng.… nơi có nhiều rầy mềm hoặc rệp sáp gây hại. Trong họ này cũng có một số loài thuộc giống Epilachna lại thuộc nhóm côn trùng phá hại cây trồng như loài Epilachna sp. gây hại phổ biến trên các loại bầu bí dưa.


Nguồn: thegioicontrung.info