B.140- KẸP KÌM MELLIANUS
Sưu tập :

B.140- Kẹp kìm Mellianus - Dorcus mellianus

Đặc điểm nhận dạng: Loài có kích thước nhỏ, kích thước lớn nhất của con đực khoảng 33,1mm, Con đực lớn hơn con cái. Phía sau răng của con đực có lông màu hơi vàng. Phía sau vùng bụng con cái và con đực có lông màu kim bạc rất đẹp. Có thể phân biệt với các loại kẹp kìm khác thuộc giống Dorcus sp, nhưng loài này màu sắc khá giống với loài Dorcus seguyi. Ở Việt Nam, có 6 - 7 loài có kích thước nhỏ rất giống với loài Dorcus mellianus này ngoài răng tròn và có ngạnh, kẹp kìm Dorcus seguyi có màu đỏ đậm, kích thước nhỏ hơn và số răng, cấu tạo răng khác nhau.
Sinh học, sinh thái:Kẹp kìm Dorcus mellianus là loài khá phổ biến. Chúng phân bố rải rác từ Bắc bộ Việt Nam đến miền Nam Trung Quốc. Chúng sống ở các khu rừng thường xanh núi cao và các cá thể trưởng thành thường xuất hiên từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Ấu trùng và thức ăn của chúng chưa có dẫn liệu.
Phân bố:Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai),
Thế giới: Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào.
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.
Biện pháp bảo vệ: Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet