B.143- KẸP KÌM QUẢNG TÂY




Sưu tập :

B.143- Kẹp kìm quảng tây - Hexarthrius vitalisi tsukamotoi

Đặc điểm nhận dạng:Loài kẹp kìm Hexarthrius viatalisi tsukamotoi được phát hiện tại núi Đại Dao tỉnh Quảng Tây Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam. Loài này có cánh màu sắc hơi đỏ, rất đẹp. Răng trong (càng) của con đực mọc khá rõ ràng, kích thước lớn nhất của chúng được ghi nhận là 81mm. Con cái nhỏ hơn con đực, cánh ngoài con cái có màu đen bóng trong khi đó con đực có màu nâu đỏ. Đây là phân loài của loài Hexarthrius vitalisi đã thu mẫu được ở Tam Đảo.
Sinh học, sinh thái:
Giống Hexarthrius vitalisi phân bố rải rác từ Thái Lan, Lào, Việt Nam đến miền Nam Trung Quốc. Những mẫu vật bắt được ở Thái Lan, Lào có màu đen, khoẻ mạnh. Theo đặc điểm phát triển hình thái của gống Hexarthrius không được chính xác, thông thường chúng có màu hơi đen. Còn loài phân bố ở miền Nam Trung Quốc màu đỏ và khoẻ mạnh. Theo tiến sĩ Nagai, loài này được ghi nhận là tập trung nhiều tại Vườn quốc gia Tam Đảo miền Bắc Việt Nam, con đực con cái tụ tập ở đầu nhánh cây thuộc họ Giẻ Fagaceae và hút dịch trong thân cây.
Phân bố: Trong nước: Loài này đã được ghi nhận là phân bố ở Việt Nam và được ghi nhận trong danh lục năm 1925 ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).Thế giới: Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào.
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp. Là loài không quý hiếm ở Trung Quốc, nhưng ở Đài Loan thì nó là loài rất quý vì rất khó thu mẫu và hiếm gặp.
Biện pháp bảo vệ:
Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet