Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

1.384- MỘC TIỀN



MỘC TIỀN

Dây phụ sinh, mủ trắng
Lá nạc, hình mắt chim
Hoa đỏ, hình đồng tiền
Trị vết thương do cá.

BXP

Sưu tập

Mộc tiền, Song ly - Dischidia nummularia, chi Dischidia, Phân họ Asclepiadoideae - Bông tai hay Thiên lý, Họ Apocynaceae - La bố ma, Trúc đào, Bộ Long đởm Gentianales.

Mô tả: Dây leo thảo phụ sinh, có mủ trắng, thân mảnh, có nhiều nhánh, phủ bột sáp dạng vẩy, xám. Lá nạc, dai, nhẵn, có bột lúc khô, hình mắt chim, tròn ở gốc, tù hay có dạng mui ở chóp, có vẩy ở dưới, có phiến tròn, đường kính 6-18mm, không cuống hay có cuống rất ngắn. Hoa đỏ không cuống, hình đồng tiền, xếp thành tán ở bên với cuống rất ngắn; tràng hình lục lạc. Quả đại, mảnh, cong, hình ngọn giáo, dài 6mm, hạt láng, dạng ống dẹp, cụt ở ngọn, dài 1,5mm, với một mào lông dài 2,5cm.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Malaixia, Mianma, Thái Lan, Tân Ghinê, Bắc Úc châu, Campuchia, Lào và Nam Việt Nam. Thường gặp trong rừng thưa đến độ cao 1.000m, dựa rạch nước lợ.
Công dụng: Ở Moluyc, cây được dùng làm thuốc trị các vết thương sưng đau do các gai một số loại cá gây nên.
Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.

Dân gian cũng dùng lá giã lấy nước chữa viêm tai giữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét