9- Bộ bọ que
Phasmatodae
Bộ côn trùng có cánh, cơ thể dài hình que (bọ que) hay dẹt hình
chiếc lá (bọ lá), phần phụ miệng kiểu nghiền, phát triển có biến thái không
hoàn toàn, có khả năng sinh sản đơn tính. Họ này gồm các loài sống phổ biến ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và rất đặc trưng bởi hiện tượng ngụy trang hình
thái, màu sắc cơ thể. Còn rất nhiều loài thuộc bộ này ở Việt Nam hiện
chưa được phát hiện và công bố.
B.60- BỌ LÁ
Sưu tập :
Họ
Bọ lá Phyllidae
B.60- Bọ lá - Phyllium succiforlium
Đặc điểm nhận dạng:
Là loài côn trùng thuộc Bộ Bọ que có dạng lá màu
xanh nõn chuối - lá cây nhạt. Thân dài tới 95mm. Hai cánh trước dài và rộng,
hình lá cây, hai cánh sau hình quạt nan, nhiều gân và trong suốt. Đốt ngực giữa
dài hơn hai đốt ngực trước và sau. Bụng dẹt mỏng theo hướng lưng bụng. ở đôi
chân trước: đốt chày có riềm mỏng, đốt đùi có riềm rộng hơn nhiều, các riềm này
cũng có màu xanh và trông giống như lá cây bị rách, hai đôi chân tiếp theo cũng
có riềm nhưng hẹp hơn.
Sinh học, sinh thái:
Bọ lá biến thái không hoàn toàn, trứng được đẻ rải
rác từng quả và nở ra thiếu trùng có dạng như trưởng thành nhưng cánh chưa phát
triển, sau nhiều lần lột xác có các đặc điểm như đã nêu về đặc điểm nhận dạng.
Đôi khi bọ lá có hiện tượng bùng nổ về số lượng, chưa rõ nguyên nhân. Bọ lá chỉ
sống ở vùng nhiệt đới. Có thể thấy chúng trên các cành cây ở trong rừng ẩm, ít
thấy trên các cây cỏ thấp và dại nắng. Cho tới nay, ở Việt Nam chưa biết rõ
chúng ăn những lá cây gì, nhưng theo tài liệu ở nước ngoài người ta đã nuôi
chúng bằng lá một loại cây thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae. Bọ lá thường bị
bò sát, chim tấn công con trưởng thành và một số ong, ruồi ký sinh trứng của
chúng.
Phân bố:
Trong nước: Vùng rừng các tỉnh miền núi phía Bắc
(Lào Cai, Vĩnh phúc, Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Tây).
Thế giới: Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và Nam Trung
Quốc.
Giá trị: Loài côn trùng to, đẹp, hiền lành với
hình thái rất đặc thù, là một trong những ví dụ rất điển hình về tính đa dạng của
côn trùng, sự ngụy trang của các loài vật trong thiên nhiên.
Tình trạng: Thuộc vào loài hiếm, đang bị đe doạ do
rừng bị phá huỷ và thu hẹp cùng với mục tiêu sưu tầm làm bộ mẫu của nhiều người,
số lượng rất biến động theo thời gian và phụ thuộc vào mức độ khai thác hay
vùng phân bố được bảo tồn.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét