B.82- BỌ XÍT HÚT MÁU NGƯỜI
Đồng thời, phân của bọ xít hút máu người cũng chứa ký sinh trùng gây bệnh Chagas.
Trứng bọ xít hút máu nhỏ, màu trắng ngà hay hồng nhạt,
Sưu tập :

Bọ xít hút máu người - Triatoma Laporte, họ Reduviidae,bộ cánh nửa (Hemiptera)

Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu... Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà. Loài bọ xít hút máu sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu. Chúng không những chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn có mặt cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Bọ xít hút máu thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi..., chúng có thể làm ổ cả trong hoặc ngoài nhà. Ban ngày bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới hoạt động, nên con người thường không biết sự có mặt của chúng.
Thông thường thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu là vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí tăng cao, nên ở khu vực miền Trung trong thời điểm hiện nay đang là mùa sinh sản của bọ xít hút máu.

Theo các nhà khoa học, “bọ xít hút máu” ở Việt Nam thuộc họ bọ xít ăn thịt sâu có tên khoa học là Triatoma Laporte. Chúng phát triển tốt nhất trong điều kiện nóng, ẩm. Bọ xít có thể đẻ 500 trứng trong một vòng đời. Từ giai đoạn trứng đến giai đoạn trưởng thành mất khoảng 269 ngày và trải qua 5 lần lột xác tương ứng số ngày tuổi 33 ngày, 37, 41, 61 và 69 ngày. Bọ xít, từ ấu trùng cho đến trưởng thành, đều hút máu người và máu gia súc để sống. Đặc biệt, bọ xít hút máu rất êm bởi khi đốt chúng truyền chất gây tê làm người bị đốt không có cảm giác gì.

Nguồn : Wikipedia & Internet