Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

228- THÔNG NĂM LÁ ĐÀ LẠT

228- THÔNG NĂM LÁ ĐÀ LẠT


Lá và quả nón của thông Đà Lạt
THÔNG NĂM LÁ ĐÀ LẠT
Quê Đà Lạt, tên: Thông năm lá
Cũng là loài đặc hữu Việt Nam
Cây cho gỗ, hiếm nguồn gen
Bậc R
 sách Đỏ, loài em giữ gìn. 
BXP
Sưu tập
Thông năm lá Đà Lạttên khoa họcPinus dalatensisFerre, 1969,Chi Pinus - thông, Họ ThôngPinaceae,bộ Thông Pinales.
Cây gỗ to, có tán hình nón thưa, thường xanh, cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 - 0,8m. Ở cây non, vỏ thân nứt dọc, nhưng ở cây già vỏ bong từng mảng. Các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành. Mỗi cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim, dài 6 - 11cm, rộng 0,6 - 0,7mm, mặt cắt mang hình tam giác đều, cạnh có răng cưa nhỏ, hai mặt bên, mỗi mặt mang 2 - 5 hàng lỗ khí.Nón đơn tính, cùng gốc;nón cái thành thục hình trụ, dài 5,5 - 10cm, đường kính 2,5 - 4 cm; gồm 25 - 50 vảy dài 2,5cm, rộng 1,5 - 2,5cm, mái vảy ở tận cùng. Khi chín vảy màu xám đen. Hạt hình trứng, màu nâu, dài 0,8 - 1cm, đường kính 0,4 - 0,5cm, mang cánh dài 1,5 cm ở phía trên đĩnh. Hạt chín vào tháng 2-3. Chưa thấy tái sinh bằng hạt ở núi Ngọc Linh, cũng như ở các nơi khác, sinh trưởng chậm.
Loài đặc hữu của Việt nam.Gặp từ Thừa thiên Huế (Phú Lộc: Thừa Lưu) đến Tây Nguyên: Kontum (Dác Giây: núi Ngọc Linh và dãy núi Top Rec, Ngọc Áng), Đắc Lắc (Krông Bông: núi Chư Yang Sin), Lâm Đồng (Lạc Dương: xã Lát, thác Uyên Ương, Langbiang, Đà Lạt: Trại Mát).
Nguồn gen hiếm, loài cho gỗ quí hiếm. Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống và chưa thấy tái sinh. Mức độ đe doạ: Bậc R.
Bảo vệ nguyên vẹn trong 2 khu rừng cấm Chư Yang Sinh và Ngọc Linh và 4 cây còn lại ở thác Uyên Ương Đà Lạt để thu hạt, nhân giống. Cần gấp rút đưa vào trồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét