Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

239 - THIẾT SAM

3- Chi Tsuga - thiết sam
239 - THIẾT SAM



THIẾT SAM
Thiết sam em với nàng Thiết giả
Phân biệt là lá, nón nhỏ hơn
Gỗ tốt, mịn, trắng, mùi thơm
Chịu điều khắc nghiệt sói mòn đá vôi.
BXP
Sưu tập
Thiết Samtên khoa họcTsuga chinensisvar. chinensis (Franchet) Pritzel ex Diels,ChiTsuga - thiết sam, Họ ThôngPinaceae,bộ Thông Pinales.
Cây gỗ thường xanh, thân ngắn mọc đứng, đơn thân, tán rộng tạo thành từ nhiều cành vươn dài, các chồi nhỏ mảnh, màu nâu vàng. Vỏ nứt bóc tách, màu xám đậm. Lá trưởng thành dài tới 2,5 cm, rộng 3 mm, hình dải với đỉnh khía hình chữ V, có 2 dải lỗ khí phân biệt ở mặt dưới, cuống xoắn ở gốc tạo thành 2 dãy với một số lá đôi khi mọc thẳng. Cây non có lá dài hơn, vảy kèm không thò ra. Vảy nón hoá gỗ, gần tròn, mặt trong có sọc thẳng, nón chín trong một năm, phát tán hạt khi nón quả còn trên cây, nón không bền, dễ rụng. Hạt dài tới 4 mm có cánh lớn gần như trong suốt. Phân biệt với thiết sam giả ở chỗ lá và nón cái thường nhỏ hơn. 
Ở Việt Nam có ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái và được coi là các khu phân bố xa nhất về phía nam của loài. Thiết sam đã được phát hiện đầu tiên tại núi Fansipan, (Sa Pa, Lao Cai) trên độ cao khoảng 2400 đến 2800 m, mà sau này đã có lúc được định tên là Tsuga dumosa. Vùng núi đá vôi xã Yên Lạc (Cao Bằng) cũng thấy thiết sam mọc rải rác ở độ cao khoảng 1350-1440 m. Tại Khu bảo tồn Bát Đại Sơn (Hà Giang), thiết sam cũng thấy với trên độ cao khoảng trên dưới 1000 m. 
Gỗ có cấu tạo mịn, màu trắng ngà, có mùi thơm, không bị mối mọt, dễ gia công nên được dùng để đóng đồ gia dụng. Loài cây chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt trên núi đá vôi và thời tiết lạnh vào mùa đông, song do số lượng cây cá thể không nhiều bằng thiết sam giả lá ngắn, lại là đối tượng của khai thác, tái sinh kém nên loài đứng trước đe doạ lớn trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét