Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

273- NGŨ VỊ TỬ

3-bộ Austrobaileyales Mộc lan dây
Hệ thống APG II năm 2003 công nhận bộ này và đặt nó trong số các nhóm thực vật hạt kín cơ bản, bộ này gồm các họ sau: + Họ Austrobaileyaceae Họ này chỉ có một chi duy nhất là chi Austrobaileya, với tổng cộng hai loài dây leo thường xanh (A. maculata và A. scandens) sống lâu năm tại khu vực đông bắc Australia. Hiện nay (năm 2007) vẫn chưa có tên gọi tương ứng trong tiếng Việt cho họ Austrobaileyaceae cũng như chi Austrobaileya và hai loài này. + Họ Trimeniaceae Đây là một họ nhỏ chỉ có 1 chi với khoảng 6 loài cây thân gỗ hay dây leo, với lá mọc đối, mép lá nhẵn hoặc khía răng cưa, các gân lá thứ cấp trải rộng và gần nhau. Lá có các tuyến trong suốt. Hoa nhỏ, thụ phấn nhờ gió. Quả là dạng quả mọng nhỏ. Chúng có chứa tinh dầu. Họ này phân bổ ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới của Nam bán cầu, từ miền đông Australia
+ Họ Schisandraceae (họ Ngũ vị tử) 
Họ này được phần lớn các nhà phân loại học công nhận, bao gồm các loài thực vật thân gỗ có chứa các loại tinh dầu, trước có ba chi, sau APG II tách chi Hồi (Illicium) ra thành một họ riêng gọi là họ Hồi (Illiciaceae), chỉ còn 2 chi: Chi Ngũ vị tử (Schisandra) và Chi Ngũ vị tử nam (Kadsura), với tổng cộng khoảng 47 loài. 
- Chi Ngũ vị tử Schisandra chứa khoảng gần 20 loài cây bụi hay được trồng trong các khu vườn. Chúng là các cây dây leo lá sớm rụng có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất và ưa thích các bờ tường nơi có nhiều bóng râm. Các loài cây này có nguồn gốc ở khu vực Đông Á và quả khô của chúng được dùng trong y học. Quả của Schisandra chinensis được gọi là ngũ vị tử, nghĩa là "quả tạo ra năm vị", do một thực tế là quả của nó có đủ 5 vị cơ bản: mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Trong y học cổ truyền Trung Hoa và một số nước lân cận thì người ta dùng nó để trị nhiều bệnh: chống nhiễm trùng, tăng sức khỏe cho da, điều trị chứng mất ngủ, ho hen, di tinh và háo nước. Một số người còn cho rằng nó có tác dụng kích thích tình dục. + Họ Hồi Illiciaceae 
Họ này được phần lớn các nhà phân loại học công nhận, có định nghĩa theo truyền thống, bao gồm một chi duy nhất là Chi Hồi (Illicium).Lựa chọn tách riêng họ Hồi trên thực tế là sự lựa chọn được tuân theo bởi hầu hết các hệ thống phân loại thực vật khác trong thời gian gần đây. 
- Chi HồiIllicium chứa khoảng 42 loài cây bụi và cây thân gỗ nhỏ thường xanh, và nó là chi duy nhất trong họ Hồi (Illiciaceae), nếu như tách họ này ra khỏi họ Ngũ vị tử (Schisandraceae). Các loài trong chi này có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc miền đông và đông nam châu Á, đông nam Bắc Mỹ và Tây Ấn.
Sẽ sưu tập giới thiệu hai cây đại diện cho hai họ là cây Ngũ vị tử và cây Đại hồi. 


273- NGŨ VỊ TỬ
 
 

NGŨ VỊ TỬ
Màu trắng vàng, hoa đơn khác gốc
Đủ chua, cay, mặn, ngọt, đắng....thơm
Quả chín đỏ thẫm, tính ôn
Di tinh, mất ngủ, ho hen...hay dùng.
BXP
Sưu tập
Ngũ vị tử Bắc tên khoa học Schisandra chinensis BaillChi Ngũ vị tử Schisandra, Họ Schisandraceae Ngũ vị tử, bộ Austrobaileyales Mộc lan dây.
Cây leo thân gỗ, vỏ cành màu xám nâu với kẽ sần nổi rõ, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le trên cành dài và mọc chụm vòng trên cành ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5-10cm, rộng 2-5cm, mép khía răng nhỏ và thưa,mặt trên sẫm hơn, gân lá non thường có lông ngắn. Hoa đơn tính, khác gốc màu trắng sẫm hay phớt hồng, có mùi thơm mát dịu, bao hoa xếp 2-3 lớp; hoa đực có 4-5 nhị; hoa cái có 12-120 lá noãn rời, mỗi lá noãn chứa 2-3 noãn. Lúc kết quả, trục hoa kéo dài, quả thật tròn mọc phân tán thành chùm, màu đỏ thẫm; mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn. Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9. 
Cây gặp trong rừng các vùng núi cao như ở Lào Cai (Sapa), Lai Châu (Phong Thổ). 
Thu hái các dầu quả chín về mùa thu, phơi khô. 
Ngũ vị tử có 5 vị: ngọt, mặn, đắng, cay và chua, nhưng thường là chua, ngọt, tính ấm, nhân hạt có vị cay và đắng. 
Quả ăn được. Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ. Liều dùng: 2-8g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. 

Đơn thuốc:
1. Chữa thận hư, đái trắng đục, đau eo lưng, cứng xương sống: Dùng Ngũ vị tử 1 lạng, sấy khô, tán nhỏ làm viên bằng hạt Đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên, với giấm (Nam dược thần hiệu). 
2. Chữa liệt dương: Dùng Ngũ vị tử 100g, sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần (Nam dược thần hiệu). 
3. Chữa ho suyễn: Ngũ vị tử và phèn phi bằng nhau, tán bột, dùng mỗi lần 3 đồng cân (12g), cho vào giữa phổi lợn luộc mà ăn hàng ngày thì tiêu đờm bớt ho hen (nam dược thần hiệu). 
4. Chữa người già phổi yếu suyễn thở (khí suyễn): Ngũ vị tử 5g, Sa sâm bắc 12g, Mạch môn và Ngưu tất đều 16g, sắc uống. 
Ghi chú: Loài Ngũ vị hoa to - Schisandra grandiflora (Wall.) Hook. f. et Thoms., ở các tỉnh vùng cao phía Bắc nước ta cũng có quả ăn được và hạt dùng làm thuốc như Ngũ vị.
+ Ngũ vị tử namtên khoa học Kadsura longipedunculataFinet et Gagnep, chi Kadsura
Cây leo thường xanh, dài 2,5-4m; thân nhẵn không lông. Lá đơn, mọc so le, đầu nhọn, mép có răng thưa, cứng, dai, mặt trên màu lục xám, mặt dưới màu trắng sáng, có chấm vàng. Hoa đơn tính, mọc ở nách lá; cuống hoa dài. Trong hoa đực, nhị họp lại thành hình cầu; trong hoa cái, các lá noãn rời dính trên một trục hoa ngắn thành hình đầu. Quả kép hình cầu tròn gồm nhiều quả thịt nom giống quả Na, khi chín màu vàng phớt hồng. Hoa nở vào mùa thu. 
Cây mọc hoang ở rừng, leo lên các cây to. Thu hái rễ, thân quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô dùng. Quả thu hái vào mùa đông, khi chín, phơi khô. Quả làm thuốc trị suy nhược và liệt dương. Hạt được dùng thay vị Ngũ vị, do đó mà có tên trên.
Trong tây y ngũ vị tử được dùng làm thuốc kích hệ thần kinh trung ương, trong trường hợp lao động chân tay và trí óc quá độ, mệt mỏi về tinh thần và thể lực, uể oải buồn ngũ. Dùng dưới dạng cồn thuốc, bột hay thuốc viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét