Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

NGÀNH TUẾ


NGÀNH TUẾ
Tuế xuất hiện từ lâu, phồn thịnh nhiều ở Kỉ Trung sinh, làm thành những khu rừng lớn, cây gỗ to lớn, cấu tạo đơn giàn, rất gần với ngành Dương xỉ. Hiện chỉ còn một họ, một chi Cycas. Thân hình trụ ít phân nhánh, vỏ thân có nhiều gai do cuống lá rụng đi, trong có nhựa. Lá nhiều, tập trung ở đầu thân, sát nhau, kép lông chim to lớn, non cuộn hình thoa, lá chét thuôn dài, cứng, rât giống lá Dương xỉ. Nón đơn tính khác gốc. Nó là dạng đầu tiên có nón đơn giản. Ngành Tuế tôi sẽ sưu tập bốn bài: Tuế cảnh,Tuế đá vôi, Tuế lá xẻ, Tuế lược...là những loài đặc chủng của VN.
TUẾ CẢNH
Thiên tuế Hoa Thiên tuếVạn tuếHoa vạn tuế
Cây vạn tuế 800 năm tuổi - Chùa Thiên quang , Đền Hùng - Phú thọ
TUẾ CẢNH
Em Tuế cảnh vốn là khuê các
Người sành chơi giá mắc như vàng.
Còn chị Vạn tuế - Tuế rừng
Giống em như đúc, nhưng đừng nhầm em.
VẠN TUẾ
Em, Vạn tuế chẳng là khuê các
Cảnh vệ gìn Lăng Bác sáng tươi
Dù Thiên, dù Vạn - thế thôi
Cũng dòng Cycas hiếm hoi ở đời.
BXP
Sưu tập
Vạn tuếtên khoa họcCycas revoluta, thuộc chi Tuế Cycas,họ Tuế Cycadaceae,bộ TuếCycadaleslớp Tuế Cycadopsidangành Tuế Cycadophyta.
Khi sưu tập tôi chỉ tìm được câyVạn tuế trong wikipedia với tên Khoa học Cycas revoluta. Việt Nam loài cây này được trồng nhiều ở vườn quốc gia Cát Bà. Ở Hà Nội có thể thấy dọc phía trước Lăng Bác và thư viện Quốc gia. Tôi đọc được một trang web phân biệt giữa Thiên tuê và Vạn tuế, nhưng không tìm được tên khoa học của cây Thiên tuế kiểng, tôi post lên đây để bạn đọc tham khảo.
Cây Thiên tuếKiểng
Cây kiểng Thiên tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính. Ngày xưa vua chúa yêu thích cho đặt nơi sân chầu, trong cung đình. Thiên tuế kiểng - loại cây quý hiếm, sống lâu là loại cây lâu lớn, từ lúc ươm trồng cho đến trưởng thành cây kiểng phải mất đến vài mươi năm, mới cao được bốn năm tấc. Thân cây kiểng có mắt, có vảy, màu đen; lá mọc ngay trên đỉnh đầu. Chùm lá chừng hơn mươi cọng, hơi cong và xòe ra. Một năm mới thay lá một lần. Lá già rụng để lại mắt, vảy trên thân cây.
Thiên tuế kiểng là một trong những loài cây kiểng có giá bán cao nhất. Cây cao khoảng bốn năm tấc giá đến năm triệu đồng. Do giá "mắc hơn vàng" nên Thiên tuế kiểng chỉ dành cho người có nhiều tiền lắm của mới dám chơi. 
Cây Vạn tuế, tức Thiên tuế rừng
Loại cây không trồng, mọc tràn lan, bạt ngàn ở miền rừng núi. Người ta bứng đem về làm thành kiểng, kêu là cây Vạn tuế (có lẽ thấy Thiên tuế chỉ có ngàn năm còn thấp, nên chọn cho tên Vạn tuế được muôn năm chăng?). Thiên tuế rừng gần giống như Thiên tuế kiểng, chỉ người trong nghề, người sành điệu chơi mới phân biệt được. Nhờ vóc dáng giống in nhau mà giá rẻ hơn nhiều, chẳng mấy chốc Thiên tuế rừng hòa nhập vào làng cây kiểng thành phố, và được thị trường chấp nhận. Thiên tuế rừng bằng cỡ Thiên tuế kiểng giá khoảng vài ba trăm ngàn đồng, tức không được một phần mười Thiên tuế kiểng.
Đặc điểm: Thiên tuế kiểng có rễ chùm, còn Vạn tuế (Thiên tuế rừng) có rễ củ, dưới gốc có củ khá to, so với đường kính thân cây gần gấp đôi. Thân cây cả hai loại đều có mắt, vảy như nhau, nhưng thân Thiên tuế kiểng màu đen vẻ chơn chất đậm đặc, còn thân Thiên tuế rừng màu đen lợt lại có màu xám xanh. Lá Thiên tuế kiểng màu xanh thẫm, hình cong, lá Thiên tuế rừng xỉa thẳng lên trời và màu xanh nhạt. 
Thiên tuế kiểng khi đủ điều kiện sinh trưởng, mầm nhú ra từ thân, theo dòng thời gian mầm to dần, tròn như trái chanh thì bắt đầu có lá xanh, đó là lúc có thể tách mầm ra ươm trồng được, còn cây Vạn tuế (tức Thiên tuế rừng) sinh tồn bằng trái. Trái mọc từ đỉnh đầu. Trái lớn già (cỡ trái chanh) thì rụng bám đất ra rễ, đâm chồi. Thiên tuế rừng cũng lâu lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét