Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

258- LAN HẠC ĐÍNH NÂU

258- LAN HẠC ĐÍNH NÂU




LAN HẠC ĐÍNH NÂU
Sống miền hoang dã Tây Nguyên
Thuộc loài lan đất, nở bền sắc hoa
Trên màu trắng, dưới cô la (Sô cô la)
Nồng nàn hương ngát đậm đà tình xuân.
BXP
Sưu tập
Lan hạc đính nâu tên khoa học Phaius tankervilleae, Chi Phaius, Liên minh Calanthe,Phân tông Bletiinae, Tông Arethuseae, Phân họ Epidendroideae Lan biểu sinh, Họ Orchidaceae Phong lan, Bộ Asparagales Măng tây
Lan hạc đính nâu là một loại lan đất, có củ ngầm lớn dạng chóp; lá hình giáo hẹp, nhọn ở đỉnh, thuôn dài ở gốc tạo thành bẹ. Cụm hoa lớn chụm trên đỉnh thân thẳng, mập, cao 0,3-1 m. Hoa lớn, cánh xòe rộng, có mầu tím đỏ ở bên họng, cánh có màu trắng ở phía trên, màu nâu sô cô la ở mặt dưới. Hoa nở bền, có hương thơm nồng nàn.
Lan hạc đính nâu phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên, mọc hoang dã nơi đất xốp, ẩm ven suối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét