Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

1.559- PHƯỢNG TÍM












Phượng tím ở Hà Nội


Phượng tím ở Hawii














PHƯỢNG TÍM

Em từ Nam Mỹ xa xôi
Được Lương Văn Sáu - Cha nuôi đón về
Thủy chung màu tím chân quê
Lung linh hương sắc đê mê lòng người.

BXP

Sưu tập

Hoa Phượng tím - Jacaranda Acutifolia (Jacaranda mimosifolia, Jacaranda ovalifolia), chi Jacaranda, Họ Chùm ớt, họ Đinh, họ Núc nác, họ Quao - Bignoniaceae, Bộ Lamiales Hoa môi (nhánh 11)

Mô tả: Cây gỗ nhỏ, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Tùy theo môi trường sống, Phượng tím có thể cao từ 3 đến 10 mét, đường kính tán lá có thể đến 10m. Mổi cành lá dài từ 40 đến 50 cm, có lông tơ và mọc thành từng chùm. Hoa phượng tím có cánh tràng hợp lại thành ống dài hẹp, đầu loe rộng chia thùy gần đều, mọc thành chùm với những hoa nhỏ màu lam tím nhạt

 Thời gian từ khi hoa ươm nụ đến khi tàn rụng thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Các chùm hoa ở đầu cành lại tiếp tục nở ra một đợt hoa mới. Vì vậy mà Phượng tím có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng. Ở Úc, thời gian hoa nở từ tháng 11 đến giữa tháng 2. 
* Ở Đà Lạt Phượng tím nở từ cuối Đông đến hết mùa Xuân, nhưng ở Hà Nội đã có Phượng tím nở cùng thời với Phượng đỏ. (Theo VOV)

Nơi mọc: Gốc Nam Mỹ, được trồng nhiếu nơi trến thế giới làm cây cảnh trong vườn nhà, ven đường hay trong công viên. Phượng tím được trồng nhiều ở Đà Lạt, số ít ở Thanh Hoá, Cần Thơ, Huế và Hà Nội. Tại thủ đô, số lượng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Công dụng: Cây trồng cảnh đường phố.

NGƯỜI TRỒNG CÂY PHƯỢNG TÍM ĐẦU TIÊN

Năm 1962, kỹ sư (KS) nông học Lương Văn Sáu (SN 1942, tốt nghiệp Trường Canh nông ở Versailles,Pháp) đã mang hạt giống loài hoa này về Đà Lạt.
Tên hoa được Việt hóa thành phượng tím bởi lá có dạng lá kép như phượng vĩ ở Việt Nam. Hoa cũng mọc thành chùm nhưng dáng hoa không giống phượng vĩ mà có hình ống phủ lông tơ, dài từ 4-5cm.
Ông đã gieo ươm được nhiều cây con để trồng trên đường phố trước chợ Đà Lạt nhưng chỉ có 1 cây sống sót. Phượng tím ra hoa nhưng không đậu quả vì ở Việt Nam không có loài chim mỏ cong đưa phấn vào đài hoa để thụ phấn.
KS Sáu phải kỳ công chiết một số cành từ cây phượng tím độc nhất nói trên để trồng trước nhà hàng Thủy Tạ và Vườn hoa thành phố nhưng cũng chỉ có 1 cây ở Thủy Tạ sống sót.
Quyết ươm mầm loài hoa đẹp cho Đà Lạt, ông đã kiên trì nghiên cứu suốt nhiều thập kỷ và đến năm 1994 tìm ra loại hóa chất kích thích việc mọc rễ trong quá trình chiết cành nhân giống phượng tím; đồng thời đúc kết kinh nghiệm chăm sóc cây con để tránh một số bệnh do ký sinh nhằm nâng cao tỷ lệ cây sống. Sau đó, một số cán bộ Vườn hoa thành phố và Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cũng vào cuộc và chiết ghép được vài trăm cây phượng tím.
Mãi đến những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, một số cơ quan nghiên cứu khoa học ở Đà Lạt mới nhân giống thành công loài phượng tím bằng phương pháp nhân giống vô tính.

Ngày nay các nhà khoa học trên phố hoa Đà Lạt đã tạo hạt phượng tím chất lượng cao từ kỹ thuật thụ phấn vô tính. Khi đông qua, xuân đến, từng hàng cây phượng tím đã đồng loạt bung hoa trên nhiều đường phố trung tâm đón bước chân du khách và nối theo những bước chân hàng ngày đến trường của sinh viên học sinh Đà Lạt và của khắp mọi miền đất nước về đây.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét